Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtKhối ASEAN: xây dựng một cộng đồng kinh tế

Khối ASEAN: xây dựng một cộng đồng kinh tế

 

ASEAN9

So với châu Âu, hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong cộng đồng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) khá lỏng lẻo và không có cơ cấu hợp tác rõ ràng. Tuy nhiên, năm 2007, ASEAN đã tăng cường hợp tác sâu hơn khi quyết định sẽ thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trước năm 2015, đây là một trong ba trọng tâm hợp tác (hai mảng khác là An ninh chính trị và Cộng đồng văn hoá-xã hội). Điều này có ý nghĩa gì và ở phạm vi nào AEC giống với thị trường chung châu Âu?

Trước khi có AEC - một số sự hợp tác....

Năm 1992, ASEAN thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN sau khi thực hiện miễn trừ visa du lịch vào năm 2006 nhằm thúc đẩy du lịch nội khối.

Năm 1999, ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (ASEAN+3, APT) công bố Báo cáo kinh tế và cơ chế đối thoại, hợp tác chính sách kinh tế vĩ mô... Cùng với APT, sáng kiến đa phương Chiang Mai cũng được đưa ra để duy trì mức dự trữ ngoại hối nhằm tránh lặp lại cuộc khủng khỏang tài chính châu Á năm 1997/1998.

...nhưng rất ít sự hội nhập

Các chỉ số kinh tế ấn tượng (GDP trung bình trong giai đoạn 1980-2009: 5,3%) không đồng nghĩa các nước thành viên có sự hội nhập về kinh tế chặt chẽ hơn: năm 2010, giao dịch thương mại nội khối chỉ đạt 25% trong cơ cấu thương mại, so với tỷ lệ 70% của nội khối EU.

Mặc dù có sự gia tăng của các hiệp định thương mại song phương với các đối tác ngoài ASEAN, các nước ASEAN không có một cơ chế chung về thương mại với bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty nước ngoài hoạt động tại khu vực ASEAN phải đối mặt với 10 hệ thống (pháp lý) khác nhau. Một số khía cạnh khác của hội nhập thậm chí có ít tiến triển hơn, ví dụ như vấn đề dịch chuyển lao động hay cơ sở hạ tầng trong nội khối ASEAN. Chênh lệch phát triển lớn giữa các thành viên cũng là vấn đề của ASEAN, ví dụ thu nhập bình quân đầu người của Singapore cao gấp 61 lần so với Myanmar.

Tầm nhìn

Năm 2007, ASEAN quyết định tiến hành hội nhập sâu hơn và hướng đến xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN với 4 trụ cột chính tương đồng với Khối thịnh vượng chung châu Âu:

1. Một thị trường sản xuất chung thống nhất với việc hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có kỹ năng tự do (hoặc tự do hơn) dịch chuyển. Các giải pháp trong mảng này bao gồm loại bỏ thuế quan và rào cản phi thuế quan nội khối, thiết lập cơ chế hải quan "ASEAN một cửa", hài hòa các tiêu chuẩn kĩ thuật và đưa các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp, đạt chuẩn vào từng lĩnh vực cụ thể (ví dụ như dược phẩm).

2. Một khu vực kinh tế cạnh tranh: để đảm bảo hợp tác công bằng trong thị trường ASEAN, đề xuất thiết lập cơ chế quản lý cạnh tranh tại các nước ASEAN và sự hợp tác giữa các cơ quan này đã được đưa ra.

Nhiều ý kiến cũng đề xuất phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bên trong khu vực, ví dụ như xây dựng đường xá, các tuyến xe lửa tương tự tuyến đường sắt Singapore-Kunming và hệ thống đường cao tốc ASEAN để kết nối với mạng lưới cơ sở hạ tầng hiện có. Những đề xuất khác gồm mở cửa bầu trời ASEAN và hiện thực hóa mạng lưới đường ống dẫn ga và khí đốt.

3. Phát triển kinh tế công bằng: tương tự như Quỹ Hạ tầng châu Âu (nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều do vấn đề ngân sách), sáng kiến Hội nhập ASEAN hướng đến các dự án hạ tầng tại các nước thành viên kém phát triển hơn.

4. Hội nhập vào kinh tế toàn cầu: các nước ASEAN cần xác định các chính sách thương mại đối ngoại để đảm bảo một cách tiếp cận thống nhất hơn.

Tại sao lại phải có AEC?

Là một thị trường sản xuất thống nhất, ASEAN sẽ có tổng dân số hơn 600 triệu người với GDP hơn 2.000 tỉ USD, và sẽ trở thành điểm đến đầy cạnh tranh cho thương mại và đầu tư. Thêm vào đó, các đề xuất cấu trúc sẽ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, mở cửa thị trường và thúc đẩy hội nhập kinh tế, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khu vực.

Mặc dù các nhà lãnh đạo thành viên ASEAN không xem AEC như là một bước trong kế hoạch hợp nhất về chính trị nhưng rõ ràng hợp tác kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến chính sách của khu vực. Liên kết chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên ASEAN sẽ mang lại hoà bình thống nhất, ổn định và hình thành nên bản sắc ASEAN.

Khối EU được lợi gì?

ASEAN là đối tác tác thương mại lớn thứ 3 của EU, nhưng cho đến nay chỉ có 1 hiệp định thương mại tự do được ký kết (với Singapore). Việc AEC ra đời có thể mở ra cánh cửa cho các hiệp định thương mại giữa EU và các nước còn lại.

Liệu điều này có thực sự xảy ra?

Từ năm 2007 đã có một số tiến triển nhất định, ví dụ như loại bỏ rào cản thuế quan, nhưng nhiều thách thức vẫn còn đó. Theo báo cáo đánh giá về các biện pháp chuẩn bị cho việc ra đời AEC, chỉ có 76,5% các mục tiêu đặt ra đến năm 2013 là đạt được đúng hạn, vì vậy thời hạn thiết lập AEC vào cuối năm 2015 có thể bị lỡ hẹn. Ví dụ cơ chế hải quan một cửa ASEAN sẽ chậm hơn so với mong đợi.

Thậm chí, nếu tất cả các biện pháp trong kế hoạch chuẩn bị cho AEC đều đạt được thì các mục tiêu về phát triển hạ tầng khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển cũng cần ít nhất vài thập kỷ để đạt được cũng như phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp của từng quốc gia trong khi nguồn lực lại gần như không có. Một vấn đề khác là AEC hoàn toàn được xây dựng trên động cơ của chính phủ các nước thành viên, người dân và doanh nghiệp trong khu vực hầu như không liên quan, các cuộc điều tra cho thấy sự thiếu hiểu biết về vấn đề này là hết sức rõ ràng.

EU dựa trên luật pháp và các thể chế để xây dựng một thị trường thống nhất. Ngược lại, ASEAN chỉ có một ban thư ký (năm 2009, ngân sách chỉ khoảng 9 triệu USD với 240 nhân viên), không có quyền lực xuyên quốc gia. Những vấn đề như tiêu chuẩn kỹ thuật, tranh chấp thương mại và chính sách của một từng thị trường riêng lẽ buộc phải giải quyết thông qua cơ chế hợp tác giữa các quốc gia thay vì là một thể chế ASEAN duy nhất như tại Ủy ban châu Âu (EC). Thiếu cơ chế quản trị rõ ràng sẽ gây khó khăn cho việc thực thi và phát triển một khi AEC ra đời. Trong trường hợp nào đi nữa, tham vọng của AEC là nhỏ hơn so với EU.

Triển vọng

Các nước ASEAN có vẻ như chưa sẵn sàng cho sự ra đời của AEC vào thời hạn chót 2015. Thậm chí nếu được thành lập, thị trường chung ASEAN cũng ít chặt chẽ hơn so với EU. Hơn nữa, quản trị có thể sẽ là vấn đề có tính hệ thống nếu ASEAN không nới lỏng cấu trúc liên chính phủ.

Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN và các đối tác thương mại của nó sẽ được hưởng lợi từ hoạt động tái cấu trúc kinh tế và hợp tác chặt chẽ hơn theo chương trình nghị sự AEC.

Theo http://www.europarl.europa.eu - PC

Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, EU, Việt Nam, Đông Nam Á, Liên minh châu Âu

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414470
Go to top