Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtHiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO và tính sẵn có của hệ thống luật Việt Nam

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO và tính sẵn có của hệ thống luật Việt Nam

 

XNK6

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) hay còn gọi là các điều luật thuế quan toàn cầu (global customs rules) có mục đích là đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu và tăng cường kết nối giữa các cơ quan hải quan trên phạm vi quốc tế nhằm thúc đẩy giao dịch thương mại toàn cầu. Là một thành viên tham gia ký kết hiệp định, vậy hệ thống văn bản pháp luật trong nước liệu có tương thích với các điều khoản mà Việt Nam đã cam kết?

TFA bao gồm các biện pháp chính liên quan đến các nhóm vấn đề sau:

  1. Công bố và tính sẵn có của thông tin; cơ hội góp ý, thông tin trước khi có hiệu lực và tham vấn: Các nội dung này đã được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008 theo đó quy trình xây dựng văn bản luật, công bố thông tin, công khai thủ tục hành chính (bao gồm thủ tục hải quan) đã được quy định chi tiết và cụ thể.
  2. Quy định về xác định trước: Nội dung này đã được quy định tại Luật Hải quan sửa đổi số 54/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua vào 23/6/2014 tại kỳ họp thứ VII và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2015. Theo đó, các biện pháp phân loại hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa, phương pháp định trị giá hải quan và các vấn đề khác cũng đã được luật hóa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
  3. Khiếu kiện hoặc thủ tục rà soát: Nội dung này được quy định tại Luật Khiếu nại, Tố cáo số 03/2011/QH13 và Luật Hải quan sửa đổi số 54/2014/QH13.
  4. Quy định về phí và lệ phí: Nội dung này đã được quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí; Luật Hải quan sửa đổi số 54/2014/QH13; Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 127/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  5. Giải phóng và thông quan hàng hóa: Nội dung này được quy định tại Luật Hải quan sửa đổi số 54/2014/QH13.
  6. Hợp tác giữa các cơ quan quản lý biên giới: Nội dung này được quy định tại Luật Hải quan sửa đổi số 54/2014/QH13.
  7. Vận chuyển hàng hóa chịu sự kiểm soát về hải quan đối với hàng nhập khẩu: Nội dung này được quy định tại Luật Hải quan sửa đổi số 54/2014/QH13.
  8. Thủ tục liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh: Nội dung này được quy định tại Luật Hải quan sửa đổi số 54/2014/QH13.

Như vậy, về cơ bản hầu hết các biện pháp theo quy định của TFA đã được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tương thích và sự phù hợp với lộ trình triển khai thực thi TFA mà Việt Nam cam kết cần được rà soát cẩn trọng.

Thỏa thuận tài trợ của Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh đối với Việt Nam vừa được ký kết ngày 29/10 vừa qua tại Hà Nội sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề này. Cụ thể gói tài trợ của Vương quốc Anh sẽ giúp Việt Nam rà soát văn bản pháp luật liên quan đến tạo thuận lợi thương mại (thực hiện thông qua 1 chuyên gia nước ngoài và 2 chuyên gia Việt Nam); tổ chức 2 hội thảo về tạo thuận lợi thương mại. Kết quả thực hiện là hoàn thiện được tờ trình Chính phủ về triển khai Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO tại Việt Nam.

PC - TTWTO

Từ khóa: Hiệp định, thuận lợi hóa, thương mại, WTO, sẵn có, hệ thống, luật, Việt Nam

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394086
Go to top