Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCác điểm chính của Báo cáo Thương mại Thế giới 2014

Các điểm chính của Báo cáo Thương mại Thế giới 2014

 

WTO

Sự nổi lên của các nước đang phát triển

Thu nhập ở các nước phát triển đã có sự hội tụ với các nước giàu. Từ năm 2000, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển đã tăng 4,7%, đặc biệt sự phát triển đột phá về thu nhập là nhóm các quốc gia đang phát triển G-20, trong khi đó các nước đang phát triển chỉ tăng trưởng bình quân 0,9%. Kết quả là, các nước đang phát triển hiện chiếm tới hơn một nửa sản lượng thế giới (tính theo sức mua tương đương).

GDP bình quân đầu người cao hơn giúp đạt được mục tiêu xã hội khác như xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Mối liên hệ tương quan tỷ lệ thuận giữa thương mại với sự phát triển có thể làm cho một quốc gia dễ dàng hơn trong việc đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội.

Thị phần thương mại toàn cầu của các nước đang phát triển đã tăng từ 33% lên 48% kể từ năm 2000.Trong gần hai thập niên qua, các nước phát triển nói chung đã thực hiện việc giảm thuế quan MFN, để tạo cơ hội cho việc mở rộng và gia tăng thương mại.

Tăng cường tham gia của các nước đang phát triển trong chuỗi giá trị toàn cầu

Các nước đang phát triển đang ngày càng tham gia sâu rộng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, bao gồm cả việc xuất khẩu dịch vụ. Hơn một nửa tổng sản lượng xuất khẩu giá trị gia tăng hiện nay của các nước này đều nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs). Thị phần GVC dựa trên thương mại giữa các nước đang phát triển đã tăng lên 4 lần trong 25 năm qua. GVCs tạo cơ hội hội nhập kinh tế thế giới với chi phí thấp hơn. Tham gia vào GVC có thể giúp cải tiến năng suất thông qua công nghệ và chuyển giao kiến ​​thức. Các quốc gia tham gia vào GVC sâu hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, lợi ích từ việc tham gia vào GVC sẽ không giống nhau. Nhiều quốc gia đang phát triển tham gia vào GVCs với công đoạn yêu cầu kỹ năng thấp thì sẽ nhận được giá trị thấp và việc cố gắng để đảm nhận được công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn sẽ là một thách thức.

Các quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi và mức thuế thấp thì sẽ tham gia vào GVCs ở một mức độ sâu rộng hơn. Ngoài ra GVCs liên quan mật thiết và không thể tách rời với các thoả thuận "hội nhập sâu sắc": hơn 40% các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực ngày nay chứa đựng các quy định liên quan đến chính sách cạnh tranh, đầu tư, tiêu chuẩn và quyền sở hữu trí tuệ.

Những trở ngại cho các nước đang phát triển khi tham gia vào GVCs là cơ sở hạ tầng, rào cản hải quan. Do vậy việc hỗ trợ tạo thuận lợi cho thương mại vẫn là công việc ưu tiên hàng đầu.

Giá cả hàng hóa cao hơn.

Giá thực phẩm, năng lượng, kim loại và khoáng sản tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000. Mặc dù giá đã giảm so với mức cao kỷ lục trong lịch sử, nhưng nhu cầu mạnh mẽ và không ngừng nghỉ từ các nước đang phát triển là một lý do để tin rằng giá cả có thể tăng trở lại và đạt mốc cao hơn.

Những thách thức và cơ hội phát sinh từ giá hàng hoá cao có sự khác biệt đáng kể giữa các nước. Ở nhiều nước đang phát triển, khu vực nông nghiệp là rất quan trọng vì nó liên quan đến tính chất lao động, an ninh lương thực và tiêu dùng, do đó nông nghiệp có vai trò to lớn đối với chiến lược phát triển trong một thế giới phát triển. Nhưng giá hàng hoá cao hơn sẽ là thách thức cho các quốc gia phải nhập khẩu gần như hoàn toàn sản phẩm nông nghiệp.

Các nước đang phát triển đã tăng thị phần xuất khẩu nông sản toàn cầu từ 27 lên 36% kể từ năm 2000. Tuy nhiên, rào cản tiếp cận thị trường truyền thống như thuế quan và trợ cấp nông nghiệp tiếp tục là nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và các rào cản phi thuế quan đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng.

Thương mại tài nguyên thiên nhiên cũng đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ về mặt giá trị mà còn về khối lượng. Một số quốc gia giàu tài nguyên đã đạt được mức tăng trưởng cao, nhưng các tác động xã hội và môi trường của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như mục tiêu đa dạng hóa kinh tế vẫn là thách thức đáng kể.

Tính chất toàn cầu ngày càng tăng của những cú sốc kinh tế vĩ mô.

Giá trị thương mại toàn cầu giảm sút hơn 30% chỉ trong vòng một vài tháng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm 2008-2009. Trong giai đoạn này, thương mại toàn cầu đã sụp đổ một cách thê thảm và bất ngờ. Tuy nhiên, sự phục hồi nhanh chóng ngay sau đó cho thấy sự phụ thuộc của nền kinh tế của các nước đang phát triển vào sự phát triển có tính chất chu kỳ của các nền kinh tế phát triển. Sự lên xuống cùng nhịp của kinh tế trên toàn thế giới là sự minh họa rõ nét về tính chất liên kết mạnh mẽ của các nền kinh tế thông qua thương mại và tài chính, đặc biệt là vai trò của chuỗi cung ứng trong tạo hiệu ứng cho các cú sốc, và tầm quan trọng của tài chính thương mại, vốn đã khô cạn.

Mặc dù kinh tế thế giới gặp cú sốc suy thoái lớn nhất kể từ những năm 1930, nhưng chúng ta đều không nhìn thấy vết xe đổ của chủ nghĩa bảo hộ thương mại đặc trưng của kỷ nguyên trước. Giải thích cho điều này là nhờ có sự tồn tại của một tập hợp các quy tắc thương mại đa phương, các nỗ lực giám sát có hiệu quả của WTO, các thành viên đã hiểu được việc đi theo chủ nghĩa bảo hộ là tự làm hại mình khi đã tham gia sâu rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu, và cần sự phối hợp ở phạm vi quốc tế nhằm điều chỉnh kinh tế vĩ mô để đối phó với khủng hoảng.

WTO và phát triển

WTO đã thúc đẩy sự tiến bộ của nhiều nước đang phát triển bằng cách cho phép họ tận dụng lợi thế, thích ứng và giảm thiểu rủi ro phát sinh từ bốn xu hướng được xác định trong báo cáo này, thông qua các cam kết ràng buộc, sự linh hoạt, hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Các cam kết trong khuôn khổ WTO rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, nó tạo tiền đề cho việc thúc đẩy thương mại và phát triển ở các quốc gia này. Các nước đã có những cải cách để gia nhập WTO đã ghi nhận có mức tăng trưởng cao hơn 2,5% so với trước khi gia nhập. Đồng thời, các nước đang phát triển cũng cần linh hoạt vì hoàn cảnh kinh tế có thể cản trở khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết của mình.

Phát triển là một mục tiêu cơ bản của WTO. Các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng Bali vào tháng 12 năm 2013 là một bước tiến tích cực trong việc thúc đẩy mục tiêu này và tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển.

Bốn xu hướng cho thấy rằng thương mại là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển. Thương mại đã đóng vai trò trung tâm trong việc đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo trong những năm gần đây và giúp đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs). WTO và các quy tắc WTO nên được xem như là một phần của môi trường thuận lợi để thực hiện bất kỳ chương trình phát triển nào từ năm 2015.

Theo http://www.4-traders.com - PT

Từ khóa: điểm chính, Báo cáo, Thương mại, Thế giới

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420359
Go to top