Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamNgành Nhôm Việt Nam dư thừa công suất 35 - 40% do ảnh hưởng Covid-19

Ngành Nhôm Việt Nam dư thừa công suất 35 - 40% do ảnh hưởng Covid-19

3949 image001Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 do Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam tổ chức mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đánh giá của Hiệp hội: Vài năm gần đây, ngành Nhôm Việt Nam phát triển mạnh, số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhôm định hình tăng nhanh. Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất nhôm định hình đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn/năm. Song nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch Covid, suy thoái kinh tế khiến cho xây dựng giảm sút, dẫn đến dư thừa công suất 35 - 40%; thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp, gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và đất nước.

Bên cạnh đó, ngành Nhôm Việt Nam đang xuất hiện hiện tượng “tráng men” xuất xứ đối với thanh nhôm định hình nhằm tận dụng tối đa “ưu tiên xuất xứ của hàng Việt” tạo áp lực lớn cho hệ thống quản lý lẫn doanh nghiệp sản xuất nhôm nội địa.

Để giúp doanh nghiệp ứng phó với thực trạng khó khăn trên, Hiệp hội đã đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo như sau:

Thứ nhất là: Cung cấp thông tin, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp hội viên về vấn đề Phòng vệ thương mại trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Thứ hai là: Xem xét định hướng phát triển ngành công nghiệp nhôm trong nước, nhằm hạn chế tình trạng phát triển “nóng” như hiện nay; về lâu dài, cần báo cáo cơ quan chức năng xem xét định hướng quy hoạch phát triển ngành Nhôm Việt Nam.

Thứ ba là: Hiệp hội sẽ tập trung kiến nghị giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm thanh nhôm định hình từ 5% về 0% như quy định từ năm 2015 về trước để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ tư là: đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, kỹ thuật sản xuất và công nghệ, kinh doanh và xuất nhập khẩu… Kết nối các doanh nghiệp để kiến tạo chuỗi giá trị sản xuất trong ngành nhôm nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của đối tác trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh khó khăn chung, Hiệp hội ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhôm định hình và vật tư vật liệu ngành Nhôm đã chủ động tìm kiếm giải pháp, vững vàng vượt qua những khó khăn chưa từng có do dịch bệnh Covid-19 và khủng hoảng giá nguyên liệu gây ra suốt 2 năm qua.

Hiệp hội cũng ghi nhận sự cống hiến của anh em công nhân trong toàn ngành Nhôm đã đồng hành cùng các nhà máy vượt qua giai đoạn khó khăn, dù có lúc sản xuất ngừng trệ 3-4 tháng, công nhân phải rời nhà xưởng để chống dịch, thậm chí có người đã “ra đi”… Nhưng ngay khi dịch bệnh được khống chế, chúng ta lại trở lại nhà máy khẩn trương phục hồi sản xuất, đem lại giá trị cho cuộc sống và đất nước.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid hoành hành, các kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình đã góp phần nói lên tiếng nói nguyện vọng của doanh nghiệp; được Chính phủ các cơ quan chức năng ghi nhận, áp dụng trong thực tiễn. Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đã nêu, nhằm xây dựng ngành Nhôm Việt Nam lớn mạnh, phát triển bền vững.

Nguồn: Báo Xây dựng

Từ khoá: ngành nhôm, COVID-19, thực trạng, khó khăn

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391998
Go to top