Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiGiấc mơ tự lực của Ấn Độ bên bờ sụp đổ

Giấc mơ tự lực của Ấn Độ bên bờ sụp đổ

s072f74e3 7935 4d3a bec3 5ce9c 9281 4441 1621832647

Ấn Độ muốn thoát khỏi sự phụ thuộc về chuỗi cung ứng vào Trung Quốc, song Covid-19 đang khiến con đường dẫn tới cái đích này trở nên mờ mịt.

Vải, khóa kéo, cúc áo, ghim cài, hóa chất nhuộm hay thậm chí cả máy khâu, như lời nghị sĩ Ấn Độ Muthu Rathinam nói, "tất cả những phụ kiện làm nên một bộ quần áo đẹp đều được nhập khẩu từ Trung Quốc".

Rathinam đồng thời là chủ tịch Hiệp hội các Nhà xuất khẩu và Sản xuất Tiruppur, thành phố thuộc bang miền nam Tamil Nadu, một trong những trung tâm dệt kim lớn nhất Ấn Độ.

Sản xuất may mặc là ngành kinh doanh chủ đạo tại đây, sử dụng hơn 600.000 lao động, xuất khẩu lượng hàng trị giá 3,5 tỷ USD cho các thương hiệu trên toàn cầu trong giai đoạn 2019 - 2020, chưa tính đến gần 2,7 tỷ USD cho thị trường nội địa.

Tuy nhiên, 90% số doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc của Tiruppur đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sóng Covid-19 kép và việc quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Trung Quốc rơi vào bế tắc sau các căng thẳng ở biên giới hồi năm ngoái.

Ấn Độ đã dựng hàng rào thuế quan với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, khiến các nhà sản xuất tại Tiruppur gặp không ít khó khăn.

"Khi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu giảm cũng là lúc ngành công nghiệp may mặc của Tiruppur đóng cửa. Cả hai có mối liên kết vô cùng chặt chẽ. Có những sản phẩm thay thế nhưng chúng lại đắt đỏ. Đến nay, Trung Quốc vẫn là nước cạnh tranh nhất về giá cả và chất lượng", Rathinam nói.

Với một số nhà quan sát, số phận của Tiruppur chính là bài toán khó mà New Delhi phải giải để hiện thực hóa mục tiêu "Ấn Độ tự cường" mà chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đề ra hồi tháng 5 năm ngoái.

Kế hoạch này, bao gồm một gói kích thích kinh tế trị già 265 tỷ USD (tương đương khoảng 10% GDP), nhằm tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước vốn đang trì trệ vì dịch bệnh, đồng thời giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo trong bối cảnh Ấn Độ vẫn chìm trong khủng hoảng Covid-19 như hiện nay, kế hoạch giải cứu kinh tế đang mất dần sức sống và sẽ "chết yểu" trước cả khi đất nước kịp hồi phục từ đợt bùng phát dịch đầu tiên.

Tỷ lệ thất nghiệp của Ấn Độ hồi tháng 4 lên đến 8%, tăng từ 6,5% tháng ba. Tỷ lệ tham gia lao động là 40%, thấp hơn hai điểm phần trăm so với tháng 4/2020. Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE) cảnh báo đây là "vấn đề nghiêm trọng xét trên quy mô dân số".

Giáo sư Deepanshu Mohan, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Mới tại Đại học O.P. Jindal Global, nhận định áp lực từ sóng Covid-19 thứ hai sẽ buộc Ấn Độ xem xét lại lập trường về mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Theo ông, "với một ngành sản xuất ốm yếu, một ngành dịch vụ suy kiệt và một nền kinh tế đang chật vật", việc tách rời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc "dường như không phải ý tưởng hay".

Mohan cho biết động lực tự cường trở nên cấp bách trong mắt Thủ tướng Modi khi công chúng phẫn nộ trước cái chết của các binh sĩ Ấn Độ trong các cuộc đụng độ biên giới năm 2020 nhưng ông cảnh báo một số ngành công nghiệp, bao gồm cả sản xuất, thật sự cần nhiều thời gian hơn, ít nhất từ hai đến ba năm, nếu muốn chuyển đổi.

"Hầu hết các mặt hàng Trung Quốc xuất sang Ấn Độ đều là những sản phẩm trung gian, nghĩa là bạn cần thời gian để thay thế chúng. Hiện tại, không có nhiều chiến lược để làm điều đó. Nỗ lực tách rời của chúng ta đang gặp giới hạn", Mohan nói.

Tuy nhiên, ở các góc độ khác, nhiều người lạc quan rằng dù sóng Covid-19 thứ hai gây thiệt hại lớn về người, nền kinh tế Ấn Độ lại đang đối phó tốt hơn trong thời gian này.

"Tác động của sóng Covid-19 thứ hai đối với nền kinh tế dường như không nặng nề bằng đợt sóng đầu tiên", Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho biết trong bản tin tháng 5. Nguyên nhân được cho là do tác dụng từ biện pháp phong tỏa cục bộ, người dân đã quen với làm việc từ xa và sự vận hành trơn tru của nền kinh tế dịch vụ kỹ thuật số.

Tuy nhiên Saon Ray, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ, cho rằng còn quá sớm để đánh giá tác động đầy đủ của sóng lây nhiễm thứ hai đối với nền kinh tế.

"Năm ngoái, đợt phong tỏa toàn quốc đã cho thấy mức độ liên kết của các chuỗi cung ứng trong nước", Ray nói. "Nếu chúng ta đóng cửa phần lớn nền kinh tế, nó sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền".

Lần này, "một số ngành sẽ lâm vào cảnh khó khăn hơn các ngành khác bởi sóng Covid-19 thứ hai ập đến trước khi họ kịp hồi phục từ đợt sóng đầu tiên", ông cho biết thêm.

"Thật không may, khả năng tích hợp chuỗi cung ứng toàn cầu của Ấn Độ chỉ nằm ở các lĩnh vực ngách như hóa chất đặc biệt hay dược phẩm. Có sự phân định rõ rệt giữa những ngành ta có thể cạnh tranh quốc tế và ngành cung cấp việc làm nhiều nhất trong nước", Ray nhận xét.

Tháng 3/2021, Trung tâm Quốc tế Pune công bố một tài liệu chính sách đề xuất các cách mà Ấn Độ có thể vượt qua những thách thức từ Trung Quốc.

"Các mạng lưới tìm nguồn cung ứng và điểm đến thay thế cho hàng xuất khẩu Ấn Độ cần được phát triển một cách có hệ thống, nhằm bù đắp cho những tác động bất lợi từ các chính sách điều chỉnh liên quan đến mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc", báo cáo có đoạn. "Việc giảm bớt các cam kết xuyên biên giới với Trung Quốc cần được bù đắp bằng con đường mở cửa mạnh mẽ với thế giới nhằm tránh các tác động tiêu cực đến khả năng tăng trưởng của Ấn Độ thông qua những chính sách hướng nội".

Ngoài việc mở cửa với các thị trường khác, những ngành công nghiệp có khả năng thích ứng cũng nên được tạo điều kiện tốt nhất để tồn tại.

Trở lại Tiruppur, Rathinam cho hay một trong những cách thích ứng của các nhà sản xuất Ấn Độ lúc này là vận hành giống như các đối tác Trung Quốc.

"Tại Trung Quốc, quy trình được thực hiện theo hàng dọc, bông vào nhà máy và ra khỏi dây chuyền sản xuất là một thành phẩm hoàn chỉnh. Tại Tiruppur, một đơn hàng trước đây thường mang lại nguồn thu cho 10 đơn vị nhỏ, hoạt động song song. Bây giờ, chỉ những cơ sở lớn có khả năng tự sản xuất mọi thứ mới có thể tồn tại", ông nói.

Nhiều người khác lại cho rằng chìa khóa giúp Ấn Độ tự chủ hơn là tập trung vào các ngành phù hợp với thị trường toàn cầu.

S. Ganesh, giám đốc điều hành công ty Altek Beissel Needles Limited trụ sở tại Chennai, chỉ ra rằng hầu hết tăng trưởng của Ấn Độ đều nằm ở ngành dịch vụ chứ không phải sản xuất. "Nếu bạn nhìn vào những thế hệ khởi nghiệp trẻ, rất ít người tham gia vào lĩnh vực sản xuất", ông cho biết.

Tuy nhiên, thậm chí ngay cả những ngành công nghiệp truyền thống vẫn sẽ được quan tâm nếu nó "động lực thúc đẩy nhất định" từ chính phủ. "Điều chính phủ cần làm là thiết lập các khu công nghiệp khổng lồ với nền tảng 'cắm và chạy', nơi mọi người có thể đến và mở nhà máy một cách nhanh chóng", ông nhấn mạnh.

Nguồn: VnExpress

Từ khoá: khả năng tăng trưởng, chính sách hướng nội, phù hợp, thị trường toàn cầu, quan tâm

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392494
Go to top