Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpGiải pháp hỗ trợ đạt tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19

Giải pháp hỗ trợ đạt tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19

05.08-06

PGS TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đã chia sẻ với Lao Động về các giải pháp trụ cột có thể giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch COVID-19.

PGS TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng Việt Nam có độ mở kinh tế rất lớn (khoảng 200%) cho nên kinh tế đối ngoại chi phối đáng kể đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam. Mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ gắn với chính sách tài khóa nới lỏng và chuỗi cung ứng ngắn để vừa kháng cự hiệu quả với đà suy giảm kinh tế trong đại dịch, đồng thời tích lũy nguồn lực cần thiết để thúc đẩy khả năng bùng nổ kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Xin PGS nói rõ hơn về mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ?

- Mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ là phương thức tổ chức giao dịch thương mại và đầu tư giữa các chủ chủ thể kinh tế hay tác nhân kinh doanh của một nước với đối tác nước ngoài tại chỗ không phải trực tiếp ra nước ngoài; cách thức tổ chức như phương thức xuất khẩu tại chỗ, tức là bán hàng cho người nước ngoài khi họ đang ở Việt nam. Khi lượng người nước ngoài tăng lên, giả định có 1 triệu người với mức độ mua hàng khiêm tốn 1.000 USD/năm, thì đã có con số 1 tỉ USD. Đó là chưa kể du khách quốc tế đến du lịch tiêu dùng còn nhiều hơn hoặc các nhà đầu tư và gia đình lưu trú lâu này có thể tiêu dùng gấp hàng chục lần.

Trong điều kiện toàn cầu hóa cao độ được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh toàn cầu, mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ càng được khai thác hiệu quả và đa dạng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay, cần làm gì để hoạt động thương mại vẫn được duy trì, thưa PGS?

- Việc kết nối với các nhà cung ứng trong nước hoặc các nhà cung ứng trong ASEAN như Việt Nam nhập khẩu lô lợn thịt đầu tiên từ Thái Lan cho thấy đã có lối thoát về chuỗi cung ứng ngắn so với nhập khẩu thịt lợn từ Nga có khoảng cách xa và chi phí vận chuyển không nhỏ. Việt Nam đã xuất khẩu thành công lô quả vải đầu tiên sang Nhật Bản và Singapore bằng đường hàng không. Đây chính là mô hình chuỗi cung ứng ngắn được hình thành trong giai đoạn đại dịch, thay thế cho chuỗi cung ứng dài đang bị gián đoạn.

Thưa PGS, tại một hội thảo gần đây ông có nói về chính sách tài khóa rộng là giải pháp giúp kinh tế Việt Nam chống chọi với sự suy giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?

- Thông thường, chính sách tài khóa rộng làm tăng tổng cầu và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn nếu lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, tỉ giá ổn định và cung tiền tệ (tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng-PV duy trì hợp lý.

Thông thường chính sách tài khóa thường có độ trễ nhất định ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm để thông qua kế hoạch chi tiêu của chính phủ nên việc điều chỉnh chính sách tài khóa khó có thể nhanh chóng và tác động tức thời thậm chí đột biến như chính sách tiền tệ.

Trong điều kiện có sự thay đổi về điều kiện vận hành nền kinh tế như thực hiện cách ly tạm thời, giãn cách xã hội, tạm hoãn các giao dịch kết nối trực tiếp quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng quốc tế, có thể kết hợp cả 3 yếu tố gồm mô hình kinh tế đối ngoại tại chỗ, tài khóa rộng và chuỗi cung ứng ngắn để chặn đà suy giảm kinh tế và tích lũy nguồn lực vượt qua đại dịch COVID-19

- Xin cảm ơn PGS!

Nguồn: Lao Động

Từ khóa: giải pháp, hỗ trợ, tăng trưởng, kinh tế, bối cảnh, COVID-19

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393608
Go to top