Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phòng vệ thương mạiĐồng bộ chính sách pháp luật để ngăn chặn gian lận thương mại

Đồng bộ chính sách pháp luật để ngăn chặn gian lận thương mại

dong bo chinh sach phap luat de ngan chan gian lan thuong mai 20230721071636

Có thể thấy trong bối cảnh mới, rất nhiều thách thức đặt ra trong công tác phòng chống gian lận thương mại. Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết, việc đồng bộ, cụ thể hóa các quy định pháp luật là hết sức cần thiết bên cạnh tăng cường năng lực thực thi và áp dụng khoa học công nghệ.

Lợi dụng chính sách giảm thuế để gian lận

Với địa bàn hoạt động rộng, tính chất hoạt động của các tổ chức cá nhân xuất nhập khẩu, hàng hóa, phương tiện, ngành Hải quan luôn phải đối mặt với việc cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa đảm bảo công tác quản lý, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh khó khăn, ngành Hải quan có nhiều nỗ lực đảm bảo tốt hai nhiệm vụ nói trên. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng gian lận thương mại vẫn đang là một nhiệm vụ nặng nề khi các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.

Phân tích nguyên nhân, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, có nhiều yếu tố vĩ mô khách quan tác động. Cụ thể, Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi tham gia các định chế, thỏa thuận thương mại song phương, đa phương, thực hiện các cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp định thương mại tự do (FTA), hay tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)...

Ngay trong cam kết ASEAN, Việt Nam đã cam kết lộ trình giảm thuế về 0% và đến nay đã thực hiện khoảng 95% lộ trình. Đây là điểm doanh nghiệp dễ lợi dụng.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 vừa qua, cùng với xung đột chính trị gần đây giữa một số quốc gia trên thế giới khiến cho tình hình giao dịch thương mại toàn cầu phức tạp, khó lường, tạo ra xu thế bảo hộ thương mại ở các nước nhiều hơn.

Điều đó cũng phần nào dẫn đến việc gia tăng các hành vi buôn lậu, gian lận, kể cả hoạt động lẩn tránh các biện pháp bảo hộ thương mại. Thực tế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phải đối mặt áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Việc này chứng tỏ xu thế gian lận thương mại đang gia tăng.

Ở khía cạnh khác, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội chỉ ra thêm hai điểm thách thức gây áp lực lên công tác quản lý, nhất là quản lý hải quan.

Trước tiên là cơ chế chính sách. Hiện nay, các cơ quan quản lý đã triển khai cơ chế hậu kiểm tức là để doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là một phương thức quản lý văn minh, song cũng tạo ra nguy cơ doanh nghiệp lợi dụng sự thuận lợi để gian lận.

Phương pháp quản lý thuế cũng có khó khăn nhất định, từ con người, từ phương tiện, thời gian tiến hành việc thanh kiểm tra. Chế tài cũng chưa được nghiêm, tính răn đe còn hạn chế. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế xuất nhập khẩu lớn. Ông Vũ Tuấn Anh ví dụ, các biểu thuế liên quan xuất nhập khẩu có tới 31 biểu thuế phải áp dụng, từ giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu ưu đãi…

Bên cạnh đó, khối lượng thực hiện hậu kiểm tương đối khi áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Điều này gây khó khăn cho cán bộ thực thi.

Điểm thứ hai là ý thức chấp hành của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cố tình khai không đúng thuế suất để gian lận, tình trạng này còn tương đối nhiều. Một số doanh nghiệp không cố tình nhưng vẫn có sai sót do năng lực còn hạn chế. Điều này cũng đặt gánh nặng lên vai công tác kiểm tra sau thông quan.

Tăng cường hơn nữa việc phối hợp, chia sẻ thông tin

Để giải quyết những thách thức, theo bà Trần Hồng Nguyên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, phải đồng bộ về pháp luật, phối hợp giữa các cơ quan trong nước, nâng cao công tác cán bộ, hợp tác quốc tế với những nước Việt Nam có quan hệ thương mại. “Theo tôi, quan tâm đầu tư công nghệ là cần thiết, nhưng để làm tốt phần việc này, cần tăng cường hơn nữa việc trao đổi thông tin, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan. Trong Luật Hải quan cũng đã có điều riêng về hợp tác quốc tế. Do đó, chúng ta nên phát huy tốt các nhiệm vụ ấy để phối hợp chia sẻ thông tin” - bà Nguyên nhấn mạnh.

Còn theo ông Tạ Đình Thi, trong nhiều giải pháp thì việc chuyển đổi số trong ngành Hải quan có ý nghĩa lớn. Hiện nay, ngành Hải quan đã và đang làm tốt, tới đây, cần làm nhanh hơn, tốt hơn nữa để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý thực tế, vừa là tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước của ngành Hải quan cũng là tạo thuận lợi cho việc giao thương, hoạt động của doanh nghiệp, người dân.

Gợi ý thêm về giải pháp, ông Thi cho rằng, cần triển khai các giải pháp tổng thể để giải bài toán thách thức đối với ngành Hải quan. Trong đó tiếp tục cải cách thể chế, bao gồm chính sách, pháp luật; tiếp tục mô hình cách thức tổ chức vận hành hệ thống, mô hình quản trị; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan và doanh nghiệp.

Đặc biệt là liên tục đào tạo, nâng cao năng cao năng lực của cán bộ công chức theo những yêu cầu mới và gia tăng nguồn lực đầu tư vào chuyển đổi số, áp dụng mô hình tiên tiến. Những điều này sẽ tạo ra nền tảng phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành, chống thất thu, chống gian lận thương mại./.

Nguồn: Thời báo Tài chính

Từ khóa: chính sách pháp luật, gian lận thương mại, phòng vệ thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007426662
Go to top