Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phòng vệ thương mạiPhán quyết của DOC trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường

Phán quyết của DOC trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường

thuysanvietnam14032018

Bộ Công Thương (đầu mối là Cục Phòng vệ thương mại) chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan, hiệp hội ngành hàng cùng cộng đồng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra sẽ xem xét tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khiếu kiện lên Tòa án Thương mại quốc tế trong thời gian sớm nhất.

Liên quan đến kết luận áp thuế chống bán phá giá từ 2,39 USD/kg - 7,74 USD/kg đối với cá tra Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), đại diện Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn) cho biết, DOC đã có những điều chỉnh thiếu cơ sở pháp lý khi áp dụng mức thuế suất được tính theo các yếu tố bất lợi có sẵn trở thành mức thuế trung bình cho các công ty có mức thuế suất riêng rẽ không được xem xét hồ sơ. Đồng thời, bỏ qua các quy định thông thường khi đưa ra quyết định trong kết quả cuối cùng.

Điều này thể hiện sự không công bằng, trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường. Bên cạnh đó, mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Đây là một việc chưa có tiền lệ, thể hiện sự áp đặt chủ quan thiếu cơ sở của DOC trong quá trình xem xét.

Do vậy, Bộ Công Thương (đầu mối là Cục Phòng vệ thương mại) chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng (VASEP, VINAPA) cùng cộng đồng DN chế biến xuất khẩu cá tra, xem xét tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khiếu kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT) trong thời gian sớm nhất nhằm bảo đảm quyền lợi cho các DN Việt Nam.

Bên cạnh đó, tăng cường gặp gỡ song phương, đa phương để trao đổi, đàm pháp về tình hình thương mại hai chiều. Điều này thể hiện những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng DN trong việc tuân thủ đúng các quy định, nguyên tắc ứng xử trong thương mại quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến cáo, để hạn chế những bất lợi trước mắt đối với thị trường Hoa Kỳ, các DN chế biến xuất khẩu cá tra cần chủ động củng cố, gia tăng và chuyển hướng xuất khẩu cá tra sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Braxin, Mexico, Colombia, ASEAN… Về vấn đề này, trong thời gian vừa qua các DN đã thể hiện rất rõ khi thị trường EU và Hoa Kỳ sụt giảm, nhưng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra vẫn tăng.

Các DN cũng cần nâng cấp điều kiện sản xuất để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt các quy định của nhà nhập khẩu. Đồng thời, tìm mọi cách để giảm giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng để tránh sản xuất, chế biến các sản phẩm cùng loại quá nhiều dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.

Ngoài ra, cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi liên kết cả về chiều dọc (từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu) lẫn chiều ngang (các DN với nhau) để giải quyết tối đa những tiêu cực trong việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các DN. Bởi, chính điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá bán của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã có dấu hiệu suy giảm từ 22,3% (năm 2016) xuống còn 19% trong (năm 2017). Dự báo sẽ tiếp tục bị suy giảm trong thời gian tới do tác động cộng hưởng của các bất lợi xảy ra trong cùng thời điểm hiện nay. Đó là thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ.

Trong tháng 1/2018, thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chiếm 6,8% về lượng và 6% về trị giá nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ.

Với kết quả này, Việt Nam đã giảm 4 bậc từ thứ 3 xuống thứ 7 trong nhóm thị trường cung cấp thuỷ sản lớn nhất cho thị trường Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính là do lượng cá tra và tôm xuất khẩu tới thị trường này giảm. Trong khi Ấn Độ, Chile, Indonesia là những thị trường vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong tháng 1/2018.

Bên cạnh đó, việc cá tra Việt Nam bị cáo buộc và chịu thuế chống bán phá giá cao cũng như chưa được công nhận tương đương sẽ tác động xấu đến thương hiệu, hình ảnh và uy tín của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này sẽ tạo tiền đề và hiệu ứng khiến các thị trường khác sẽ có những nghi ngại và đặt ra nhiều rào cản thương mại khi nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

Việc này cũng tác động đến tâm lý và làm thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của các DN khi không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ thì sẽ chuyển hướng sang các thị trường dễ tính hơn. Đồng thời trình độ tay nghề công nhân giảm sút khi chế biến các sản phẩm đơn giản cho các thị trường có giá xuất khẩu thấp hơn, chỉ quan tâm đến tăng sản lượng để bù lại giá trị gia tăng mang lại không nhiều…

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: phán quyết, DOC, trái, quy định, luật chống bán phá giá, thông thường

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007412926
Go to top