Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phòng vệ thương mạiTPP: Thận trọng với nguy cơ bị kiện

TPP: Thận trọng với nguy cơ bị kiện

 

phapdinh2

Gỡ bỏ hàng rào thuế quan không phải là sự thay đổi duy nhất được kỳ vọng từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều quan trọng hơn là TPP sẽ tạo ra áp lực lớn đối với tiến trình cải cách chính sách và tái cơ cấu nền kinh tế. Vì nếu không, Chính phủ sẽ phải đối mặt với nhiều vụ kiện từ chính các nhà đầu tư nước ngoài, điều hầu như không xảy ra trước đây.

Cho đến nay, nội dung chính thức của hiệp định TPP này vẫn chưa được công bố, ngoài bản tóm tắt đặc điểm chính và các chương của hiệp định. Tuy nhiên, bản tóm tắt của hiệp định cũng cho thấy ngoài cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan ra, TPP còn bao gồm rất nhiều những cam kết liên quan đến việc thay đổi chính sách và thị trường, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho doanh nghiệp.

Áp lực cải cách

Thực ra, định hướng về tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi chính sách tại VN đã được thực hiện trong những năm gần đây, đặc biệt sau giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009. Tuy nhiên, trong báo cáo kinh tế gần đây, Ngân hàng Thế giới cho rằng quá trình đó còn chậm và chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đôi lúc, vẫn còn những chính sách, văn bản pháp luật được ban hành gây cản trở, khó khăn cho hoạt động của DN, thay vì tạo ra một điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn. Chính vì vậy, vẫn có những ý kiến tỏ ra nghi ngờ về sự cải cách trong thời gian tới, sau khi TPP có hiệu lực. Tuy vậy, với những cam kết và điều khoản chặt chẽ hơn, TPP đang được kỳ vọng sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho tiến trình cải cách.

Dựa trên những thông tin rò rỉ trước đây, có thể thấy các quốc gia thành viên TPP đã tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ nhà đầu tư, thông qua các điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Theo đó, điều khoản này cho phép nhà đầu tư kiện Chính phủ ra tại một tòa án mà có thể không phải là tòa án trong nước, với lý do các biện pháp hoặc quy định pháp luật của Chính phủ gây cản trở cho hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh của nhà đầu tư đó. Đây hoàn toàn là một cam kết mới chưa từng có trong bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào VN ký kết trước đó. Điều này có nghĩa rằng sau khi TPP có hiệu lực, các nhà hoạch định chính sách và cả những nhà làm luật sẽ phải cân nhắc cẩn thận hơn đến lợi ích nhà đầu tư trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật.

Ông Nguyễn Tú Anh – Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, trong cuộc trao đổi với báo giới sau khi TPP hoàn tất đàm phán đã cảnh báo rằng nguy cơ bị kiện của Chính phủ VN sẽ cao hơn trước đây rất nhiều sau khi vào TPP. Có lẽ sau lời cảnh báo đó, ông cảm thấy lo cho chất lượng của nhiều văn bản pháp luật có thể được ban hành thời gian tới.

Thận trọng trong ban hành các chính sách pháp luật

"TPP là cơ chế cho phép sử dụng các vấn đề về cơ chế dân chủ, Nhà nước vàdoanh nghiệp có thể kiện lẫn nhau. Do vậy, TPP đòi hỏi các cán bộ nhà nước phải có trình độ tư pháp tốt, có đội ngũ về luật sư, những người làm pháp lý đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi của đất nước trước các vụ kiện" – ông Anh nhấn mạnh.

Thực tế thì việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ ở VN là chuyện xưa nay hiếm. Trường hợp Cty South Fork Development Company của Mỹ tiến hành kiện Chính phủ để đòi 3,7 tỷ USD tiền bồi thường năm 2010 là trường hợp duy nhất. Thời điểm đó, Cty South Fork cho rằng việc Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận rút giấy phép dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng của Cty là trái luật, và lý do khiến nhà đầu tư này chậm triển khai dự án là do chính quyền địa phương cho phép một công ty khác khai thác quặng titan trên đất dự án nghỉ dưỡng. Mặc dù, trọng tài quốc tế đã xử thắng cho Chính phủ Việt Nam, nhưng việc theo đuổi vụ kiện kéo dài suốt 3 năm cũng có thể được coi là bài học về sau này.

Sự chuẩn bị cho tiến trình cải cách của Chính phủ ngay từ bây giờ nhằm tránh những nguy cơ tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước không phải là thừa.

Và, lời cảnh báo của ông Nguyễn Tú Anh không phải là không có cơ sở. Bởi lẽ, TPP không phải là hiệp định thương mại tự do đầu tiên áp dụng điều khoản này nhằm bảo vệ nhà đầu tư. Trước đó, điều khoản này đã được bao gồm trong nhiều hiệp định được ký kết trên khắp thế giới. Và cũng đã có rất nhiều vụ kiện giữa nhà đầu tư và Chính phủ các nước xảy ra.

Philip Morris là một ví dụ. Cty sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới, hiện đang kiện Chính phủ Úc liên quan đến quy định buộc phải có những cảnh báo về sức khỏe trên các sản phẩm thuốc lá. Thực tế, Philip Morris lại tiến hành kiện theo điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước trong hiệp định được ký kết giữa Úc và Hồng Kông từ năm 1993, thông qua công ty con của mình tại Hồng Kông. Chưa biết kết quả ra sao, nhưng vụ kiện đã tiêu tốn của Chính phủ Úc 50 triệu USD.

Báo cáo của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc được công bố tháng Hai vừa qua cho thấy, các nhà đầu tư Mỹ là những người tích cực nhất trong việc áp dụng điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước này. Và trong năm 2014, các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi phải hứng chịu 60% vụ kiện theo điều điều khoản này. Như vậy, nguy cơ VN bị kiện nhiều hơn nếu như không thận trọng trong việc ban hành các chính sách pháp luật hay thực hiện các cam kết là rất lớn.

Theo nghiên cứu được công bố trước đó của Public Citizen, một tổ chức xã hội tại Hoa Kỳ, cũng chỉ ra rằng nội dung dự thảo chương Đầu tư của TPP cho thấy nguy cơ chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, sẽ phải đối mặt với vô vàn các vụ kiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổ chức này cũng dẫn ra rất nhiều trường hợp các nước đã phải đền bù hàng triệu đô từ nguồn thu thuế của người dân cho các nhà đầu tư ngoài trong các vụ kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước – nhà đầu tư. Nguy hiểm hơn, với cơ chế giải quyết tranh chấp này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể gây sức ép tới các Chính phủ khi ban hành hoặc thực thi các chính sách và quy định về bảo vệ môi trường, xã hội và sức khỏe người dân.

Tất nhiên, nội dung cuối cùng về điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước hiện tại chưa được tiết lộ. Do các quốc gia thành viên của TPP có trình độ phát triển khác nhau, nên lộ trình thực hiện các điều khoản cũng có thể khác nhau. Nhưng dù cho lộ trình có khác thế nào đi nữa, việc thực hiện cam kết là không thể tránh khỏi. Vì vậy, sự chuẩn bị cho tiến trình cải cách của Chính phủ nhằm tránh những nguy cơ đó ngay từ bây giờ có lẽ cũng không phải là thừa.

Ngọc Linh

Theo enternews.vn‎

Từ khóa: TPP, Thận trọng, nguy cơ, bị kiện

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007405642
Go to top