Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếĐánh giá tác động sau hơn 2 năm thực hiện Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do Asean - Ấn Độ

Đánh giá tác động sau hơn 2 năm thực hiện Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do Asean - Ấn Độ

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về tăng cường tiếp cận thị trường từ việc tận dụng lợi ích các hiệp định song phương của Việt Nam, Trung tâm WTO thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM, Bộ Công Thương, lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM tổ chức hội thảo “Đánh giá tác động sau hơn 2 năm thực hiện hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do Asean - Ấn Độ” vào sáng ngày 31/10/2012 tại Khách sạn REX-141 Nguyễn Huệ. Hội thảo thu hút hơn 180 đại biểu đến từ các sở ngành chức năng, Sở Công Thương các tỉnh, thương nhân Ấn Độ, các hiệp hội và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

India

Ấn Độ được xem là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, song song với việc phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước thì những tác động của Hiệp định FTA Asean - Ấn Độ (AIFTA) đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp Asean nói chung và Việt Nam nói riêng. Hội thảo cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về thị trường Ấn Độ; các cam kết chính và những diễn biến mới trong khuôn khổ AIFTA; quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean - Ấn Độ (AITIG); cơ hội kinh doanh tại thị trường này và chia sẻ kinh nghiệm xuất nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ.
Theo bà Cao Thanh Diệp – Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng của Asean ở châu Á. Nhìn chung, cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ Hiệp định AIFTA của Việt Nam chậm hơn Ấn Độ năm năm và Việt Nam cũng được hưởng những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho nhóm nước kém phát triển. Điểm đáng lưu ý trong thỏa thuận song phương hai nước chính là Biên bản ghi nhớ về việc Ấn Độ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian qua cho thấy Việt Nam nhập siêu từ Ấn Độ, cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Theo ông Trần Quang Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương, để tận dụng cơ hội của Hiệp định AIFTA mang lại, trong công tác xúc tiến thương mại doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung chủ yếu vào những nhóm mặt hàng có thế mạnh mà thị trường Ấn Độ cần, đồng thời lưu ý đến tập quán tiêu dùng, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân bản địa.

Trao đổi ý kiến với doanh nghiệp, các diễn giả cũng đưa ra những giải đáp về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định AIFTA, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AI để tận dụng ưu đãi về thuế quan trong hoạt động xuất khẩu, thông tin thêm về các hoạt động xúc tiến thương mại đã và đang được triển khai. Đây cũng là hoạt động hỗ trợ thiết thực từ phía chính quyền hai nước nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và mở rộng giao thương, góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế toàn diện giữa hai nước.

 

         Quỳnh Tiên/TTWTO

 

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393572
Go to top