Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcWTO tấn công - Trung Quốc tự vệ

WTO tấn công - Trung Quốc tự vệ

Tổ chức Thương mại thế giới nhận xét rằng, thuế đánh vào xuất khẩu kim loại đất hiếm của Trung Quốc không phù hợp với các quy định của WTO. Trung Quốc tất nhiên không đồng tình với những lời chỉ trích như vậy.

Theo WTO, những hạn ngạch xuất khẩu mà Trung Quốc áp đặt vi phạm qui định cấm hạn chế về khối lượng trong thương mại. Theo các chuyên gia hơn một năm rưỡi đã nghiên cứu chính sách xuất khẩu của Bắc Kinh trong lĩnh vực hàng hóa, Trung Quốc không chứng minh được rằng, đây là những tiêu chuẩn hợp lý.

Đáp lại lời phê phán, Trung Quốc xoay sang phản công, sử dụng những luận cứ "sắt đá" về sinh thái. Theo khẳng định của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại WTO, các hạn chế được áp đặt nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Chủ yếu, đó là những qui định liên quan đến nguyên vật liệu gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, hoặc đòi hỏi chi phí năng lượng cao trong khai thác.

Điều này có phần nào trái ngược với ý kiến thực tế mà các đại diện Trung Quốc đã cho biết hồi mùa thu năm ngoái. Khi ấy, thị trường thế giới trải qua cú sốc sau công bố của Bắc Kinh về việc, nước này sẽ hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm để tích lũy dự trữ chiến lược. Có nghĩa, Bắc Kinh ám chỉ là bản thân họ rất cần các nguyên tố đất hiếm.

Lúc này lại xuất hiện những nguyên do hoàn toàn khác - hạn ngạch được áp dụng bởi lý do môi trường. Như đã nêu trong các phản ứng chính thức của Trung Quốc trước những ý kiến của WTO, việc hạn chế xuất khẩu sẽ thúc đẩy phát triển lành mạnh ngành công nghiệp khai thác mỏ trong nước. Giáo sư trường Cao đẳng kinh tế Nga Alexey Maslov chia sẻ nhận xét là, dựa vào sức mạnh kinh tế, trên thực tế Trung Quốc đang tìm cách buộc WTO hành động theo các nguyên tắc của họ.

Giáo sư Maslov nói: “Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, người ta phát hiện thấy nước này không thi hành loạt điều kiện của tổ chức. Năm 2009 và 2010, phía Mỹ đã bày tỏ với Trung Quốc những bất bình về sự sai lệch giữa nhiều điều luật và quy định của nội địa và WTO. Bắc Kinh hoàn toàn phớt lờ những nhắc nhở đó. Hiện nay, mặc dù là thành viên của WTO, Trung Quốc có lẽ là nước duy nhất không tuân thủ các quy tắc của tổ chức và không chú ý đến bất kỳ lời kêu gọi thay đổi mức thuế quan phù hợp với tiêu chuẩn chung”.

Theo các nhà phân tích, bằng cách áp dụng những hạn chế xuất khẩu, Bắc Kinh đang cố gắng buộc các công ty nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế của mình, thành lập trên lãnh thổ nước này các doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng đất hiếm. Đó sẽ là những xí nghiệp có triển vọng cung cấp thêm công ăn việc làm, bổ sung thuế cho ngân sách. Tổ chức Thương mại thế giới thì nhận định rằng, các hạn chế về xuất khẩu kim loại đất hiếm của Trung Quốc mang tính chất phân biệt đối xử, gây bất ổn định cho tình hình trên thị trường thế giới, kéo theo sự tăng giá.

Dựa vào những kết luận của tổ chức WTO, các nước EU và Mỹ có thể gửi khiếu nại tới chính quyền Bắc Kinh. Tất nhiên, những động thái này có khả năng giảm bớt hạn chế về xuất khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt đối với những nguyên tố kim loại đất hiếm. Nhưng ở đây cần hiểu rằng, các nước phương Tây rất quan tâm đến thị trường Trung Quốc. Dù có phải nhượng bộ, Trung Quốc vẫn không hề chịu mấy ảnh hưởng tiêu cực cho lợi ích chiến lược của mình. Việc Trung Quốc đang cung cấp 97% các nguyên tố kim loại đất hiếm cho công nghiệp toàn cầu chứng tỏ Bắc Kinh có những ưu thế rất mạnh trong cuộc tranh cãi.
 

Theo vietnamese.ruvr.ru

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415881
Go to top