Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOTin tứcÁp dụng quy tắc của WTO để giải quyết thách thức Trung Quốc

Áp dụng quy tắc của WTO để giải quyết thách thức Trung Quốc

trungquocmy1511

Quan hệ kinh tế Mỹ - Trung đang ở thời điểm nhạy cảm. Trong hơn một năm qua, Mỹ đã áp mức thuế từ 10% đến 25% lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng cách tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của Mỹ vào nước này. Gần đây nhất, chính phủ Mỹ dự định tăng thuế từ 10% lên mức thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với việc đe dọa sẽ áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc cho biết nước này sẽ có biện pháp đáp trả.

Cho đến gần đây, Mỹ vẫn còn ủng hộ tiến trình hội nhập toàn cầu của Trung Quốc dựa trên một loạt các kỳ vọng cốt lõi. Trong số này có giả định rằng, nếu Trung Quốc hưởng lợi từ hệ thống thương mại quốc tế, bao gồm cả tư cách thành viên WTO, nước này sẽ là một đối tác có trách nhiệm. Mỹ còn kỳ vọng rằng, Trung Quốc ​​sẽ hợp tác với Mỹ ‘nhằm duy trì hệ thống quốc tế vốn tạo điều kiện cho thành công của nước này’. Nhưng quan điểm này đã dần dà phát triển thành việc, coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chứ không phải là đối tác, đỉnh điểm là căng thẳng kinh tế song phương hiện nay.

Căng thẳng thương mại như trên xuất phát từ những lo ngại của Mỹ về các tập quán đặc trưng trong mô hình kinh tế của Trung Quốc, vốn thiện vị có hệ thống cho các công ty trong nước. Hệ thống kinh tế Trung Quốc dựa trên các mục tiêu kinh tế do nhà nước định sẵn, và nguồn lực và tài chính được phân bổ cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE) nhằm đạt được các mục tiêu này.

Ngoài ra, chính sách công nghiệp của Trung Quốc ngày càng nhắm đến khả năng tự cung ứng của các ngành công nghệ mới nổi, điều này mâu thuẫn với hệ thống thương mại dựa trên lợi thế so sánh. Việc áp dụng chính sách công nghiệp ‘Chọn trước người chiến thắng’ (Picking the Winner) của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục khiến hàng hóa sản xuất dư thừa và bán phá giá ở nước ngoài, kể cả các hàng hóa chất lượng cao, khi nền kinh tế nước này tiến đến việc sản xuất robot, pin và các phương tiện sử dụng năng lượng mới.

Sự lo lắng của Mỹ đối với mô hình kinh tế Trung Quốc diễn ra cùng thời điểm gia tăng lo ngại về Trung Quốc như là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến việc tiếp cận công nghệ.

Trước bối cảnh trên, việc làm rõ các lợi ích và chi phí kinh tế của Mỹ từ hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc là tối quan trọng. Kết quả cho thấy, mối quan hệ kinh tế này mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ hơn những gì chúng ta nghĩ.

Theo ước tính, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tạo ra khoảng 1,8 triệu việc làm trong các lĩnh vực như dịch vụ, nông nghiệp và tư liệu sản xuất. Khi tính cả doanh số mà các công ty của Mỹ và Trung Quốc bán được tại thị trường của nhau thông qua các chi nhánh đặt tại nước sở tại, Mỹ bán được nhiều hàng hóa cho Trung Quốc hơn là chiều ngược lại.

Nhưng thương mại Mỹ - Trung cũng đã khiến một số ngành công nghiệp Mỹ chịu thiệt hại nghiêm trọng - đặc biệt là những ngành có mức lương thấp. Ngoài ra, các đòi hỏi của Trung Quốc về vấn đề sở hữu trí tuệ (IP) và rủi ro chuyển giao công nghệ cũng gây phương hại cho ngành dịch vụ và nền kinh tế tri thức của Mỹ.

Hệ thống kinh tế Trung Quốc cũng đặt ra một số căng thẳng cấp bách đối với WTO. Năm 2011, Trung Quốc đã đưa ra các cam kết quan trọng để đổi lấy việc được gia nhập WTO, tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc các cam kết này ngày càng khó thực thi. Ngoài ra, mô hình kinh tế đặc trưng của Trung Quốc đưa đến những thách thức mới mà tại thời điểm nước này gia nhập WTO các nước khác đã không thể lường trước được, và do đó các quy tắc WTO không thể điều chỉnh mô hình kinh tế của Trung Quốc. Trong khi đó, các nước ngày càng hoài nghi về năng lực của WTO, cả về các quy tắc và hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, trong việc đối phó với các thách thức mà Trung Quốc đặt ra.

Bất chấp những hạn chế đó, WTO vẫn đóng vai trò trung tâm - mặc dù tổ chức này phụ thuộc vào sự lãnh đạo mạnh mẽ từ phía Mỹ. WTO đưa ra bộ quy tắc thương mại toàn cầu duy nhất, vừa phản ánh các giá trị cốt lõi của Mỹ, vừa tạo cơ sở để tập hợp sự ủng hộ của toàn cầu trong việc đẩy lùi các thông lệ thương mại của Trung Quốc.

Khi Trung Quốc vi phạm các cam kết của WTO, cần đưa các vụ kiện ra WTO nhằm phản đối lại Trung Quốc. Trong trường hợp quy định của WTO không thể áp dụng cho các thông lệ thương mại của Trung Quốc, cần thiết có các hành động song phương hoặc đơn phương. Về phần mình, Trung Quốc phải tuân thủ các cam kết WTO và thực hiện một số cải cách nhất định, vốn có thể chạm đến lĩnh vực kiểm soát nền kinh tế của nhà nước. Mỹ và Trung Quốc nên tìm cách từ chối bất kỳ thỏa thuận song phương nào có thể không phù hợp với các quy tắc của WTO nhằm giảm thiểu tác hại đối với tổ chức này.

Chính phủ Mỹ cũng cần một chính sách thương mại hướng tới tương lai nhằm thiết lập các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đồng minh để nâng cao tiêu chuẩn thương mại. Trong bối cảnh này, việc tham gia lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nên được ưu tiên. Chính phủ Mỹ cũng nên kiểm soát việc tiếp cận công nghệ Mỹ thông qua kiểm soát đầu tư và xuất khẩu nước ngoài, sử dụng hiệu quả chính sách thuế quan tương thích với WTO nhằm giảm thiểu thiệt hại từ thông lệ thương mại mà Trung Quốc áp lên doanh nghiệp Mỹ.

Khi áp dụng phương pháp tiếp cận đa phương, Mỹ cần phải phát huy các giá trị cốt lõi, như không phân biệt đối xử, minh bạch và pháp quyền. Việc hướng tới một khuôn khổ thương mại có thể quản lý gần giống với mô hình của Trung Quốc sẽ làm suy yếu WTO, và mâu thuẫn với các giá trị trên đây. Ngoài ra, việc Trung Quốc mua thêm hàng hóa từ Mỹ cũng có khả năng vi phạm quy chế Tối huệ quốc (MFN) và gây bất lợi cho các đồng minh của Mỹ.

Thay vào đó, chính phủ Mỹ nên nhắm đến các giải pháp dài hạn, định hướng thị trường đồng thời củng cố hệ thống pháp quyền và thương mại toàn cầu.

(*) Tiến sĩ Joshua P. Meltzer là thành viên cao cấp trong chương trình Phát triển và Kinh tế Toàn cầu tại Viện Brookings. Ông cũng là thành viên của Hội đồng tư vấn dữ liệu quốc gia Australia và là thành viên cao cấp tại Trường Luật Melbourne, Đại học Melbourne.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: áp dụng, quy tắc, WTO, giải quyết, thách thức, Trung Quốc

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405896
Go to top