Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnWTO đối mặt với nhiều thách thức hơn

WTO đối mặt với nhiều thách thức hơn

WTO28032018-1

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ kỷ niệm 24 năm thành lập trong tháng này. Nhân cơ hội đó, chúng ta cùng nhìn nhận lại kết quả hoạt động và triển vọng của tổ chức toàn cầu này.

Đây là thời điểm thích hợp để đưa ra nhật xét vì hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires diễn ra vào đầu tháng 12 vừa qua đã kêu gọi cải cách WTO, và cũng vì cuộc khủng hoảng toàn cầu xuất phát từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc.

Để đánh giá được tương lai của WTO, chúng ta cần nhìn lại lịch sử của nó. Tổ chức này được thành lập năm 1995, từ nền tảng Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), ban hành các quy tắc và thủ tục rõ ràng hơn liên quan đến thương mại toàn cầu. Không giống như GATT, chỉ điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa, WTO và các hiệp định của nó còn bao gồm cả thương mại dịch vụ và quyền tài sản.

Tổ chức thương mại này cũng ban hành các thủ tục tố tụng để giải quyết bất kỳ tranh chấp thương mại nào liên quan đến thành viên của mình. Do đó, WTO cung cấp một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Bất kỳ thỏa thuận nào nằm trong khuôn khổ của WTO đều không bất biến. Các thỏa thuận có thể được cập nhật thông qua con đường đàm phán lại và các thỏa thuận mới có thể được thêm vào như một loại nguồn luật.

WTO tạo thuận lợi cho một hệ thống thương mại đa phương để đảm bảo an toàn nguồn cung linh kiện, nguyên liệu thô, thành phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng toàn cầu. Nhờ đó, các nhà sản xuất và người tiêu dùng biết được thị trường nước ngoài sẽ luôn mở cửa cho họ.

Để đảm bảo hệ thống thương mại hoạt động hiệu quả, WTO quyết định chủ yếu dựa trên cơ chế đồng thuận giữa tất cả 164 thành viên và được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp của các quốc gia thành viên. Trong khi đó, các vụ việc tranh chấp thương mại đều được đưa ra cơ quan giải quyết tranh chấp, nhằm đánh giá mức độ phù hợp giữa chính sách thương mại của các nước thành viên với các thỏa thuận và cam kết của họ.

Những thách thức

Hôm nay, sau gần một phần tư thế kỷ, những thách thức mà WTO phải đối mặt là gì?

Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo dành cho các nhà báo ở Geneva gần đây, ông Keith Rockwell, người phát ngôn, giám đốc thông tin và quan hệ đối ngoại của WTO, cho biết tất cả các nhà lãnh đạo G20 đã đồng ý rằng việc củng cố WTO là cần thiết. Các lĩnh vực cần được cải cách bao gồm: cách WTO xác định quốc gia nào là quốc gia đang phát triển, cách một nước sử dụng quyền miễn trừ an ninh quốc gia, và cách các thành viên ra quyết định.

Ví dụ, Trung Quốc vẫn tuyên bố mình là một quốc gia đang phát triển dù có ngành công nghiệp sản xuất và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hoa Kỳ phản đối tuyến bố này vì nó mang lại cho quốc gia châu Á một số lợi ích trong thương mại mà lẽ ra họ không được hưởng.

Điều này rõ ràng đã gây ra căng thẳng dẫn đến các biện pháp bảo hộ ở cả hai bên.

Một vấn đề cốt yếu khác là hệ thống giải quyết tranh chấp, bao gồm các quyết định của Cơ quan phúc thẩm. Theo WTO, hơn 560 vụ tranh chấp đã được đưa đến tổ chức này trong năm ngoái.

Cơ quan phúc thẩm ban đầu có bảy thành viên. Tuy nhiên, ngày nay, cơ quan này chỉ còn ba thành viên. Các thành viên khác đã mãn nhiệm kỳ nhưng việc tái bổ nhiệm đã bị Mỹ phản đối, vì cho rằng lợi ích của họ không được phân bổ phù hợp.

Tệ hơn, nhiệm kỳ của hai trong số ba thành viên còn lại sẽ kết thúc vào tháng 12 năm nay và nếu không được gia hạn, Cơ quan phúc thẩm sẽ chỉ còn một thành viên và sẽ không đủ điều kiện hoạt động.

Những hạn chế thương mại

Ngoài ra, ông Roberto Azevedo, Tổng giám đốc WTO, tiết lộ có 137 biện pháp hạn chế thương mại mới được áp dụng từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm ngoái, nhiều hơn một chút so với giai đoạn 12 tháng trước đó.

Ông nói thêm rằng các hạn chế nhập khẩu tương đương giá trị ước tính là 588 tỷ USD. Con số này lớn hơn bảy lần so với năm trước. Trên thực tế, đây cũng là con số lớn nhất từng được ghi nhận đối với các biện pháp này.

“Đây đúng là một mối bận tâm lớn đối với các thành viên WTO”, ông Azevedo nói trong bài phát biểu đánh giá thương mại thường niên.

Điều này không gây ngạc nhiên trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu vào những tháng qua. Nếu căng thẳng tiếp tục không suy giảm, sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại và tình trạng bất ổn xuất phát từ đó có thể khiến khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu lâm nguy.

Bất chấp bức tranh ảm đạm, WTO cũng ghi nhận thêm 162 biện pháp mới tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu với giá trị ước tính 295 tỷ USD. Con số này cao hơn trong giai đoạn trước. Đây là ánh sáng ở cuối đường hầm.

Theo Tổng giám đốc WTO, tính minh bạch là cốt yếu trong mọi quyết định tại WTO. Tính minh bạch có vai trò rất quan trọng để duy trì tính có thể dự đoán và sự ổn định của hệ thống thương mại đa phương. Hãy mong rằng các nước thành viên WTO sẽ duy trì tính minh bạch và ban hành các chính sách phù hợp với cam kết của họ. Chúng ta cũng hy vọng những cải cách sẽ hoàn thiện quy trình ra quyết định tại WTO.

Theo Tờ Bưu điện Jakarta / ANN trên trang PhnomPenhPost.com – KDu

Từ khóa: WTO, thương mại thế giới, hạn chế thương mại, cơ quan phúc thẩm

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412940
Go to top