Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOWTO nên hành động để đối phó với các hạn chế thương mại đang làm trì hoãn các biện pháp đối phó với Covid

WTO nên hành động để đối phó với các hạn chế thương mại đang làm trì hoãn các biện pháp đối phó với Covid

wto rao can tm covid

Khi các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhóm họp tại Geneva vào tháng 11, họ phải hành động nhiều hơn, thay vì chỉ đạt được một tuyên bố cấp cao về y tế và thương mại. Họ nên có hành động cụ thể để loại bỏ các biện pháp bóp méo thương mại, làm ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu đối với vắc xin, phương pháp điều trị và chẩn đoán cần thiết để chống lại đại dịch. Các biện pháp như thuế quan và hạn chế xuất khẩu tiếp tục tạo ra các chi phí không cần thiết trong các chuỗi giá trị này, làm suy yếu phản ứng với đại dịch Covid-19 và cản trở nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất. Các Bộ trưởng nên khởi động các cuộc đàm phán mới để giải quyết các rào cản thương mại này.

Đại dịch Covid-19 xảy ra vào thời điểm sản xuất sinh học đang trải qua quá trình dân chủ hóa. Tiến bộ công nghệ đã cho phép nâng cao năng lực của nhiều quốc gia bao gồm Brazil, Indonesia, Nam Phi, Tunisia, Argentina và Ai Cập. Đến năm 2020, mô hình kinh doanh về sản xuất sinh học đã cơ bản thay đổi và nó đang trở thành tiêu chuẩn cho các công ty mở rộng nghiên cứu, phát triển và sản xuất trên khắp các khu vực trên thế giới và hợp tác với nhiều đối tác.

Cách đây 15 năm, việc xây dựng một cơ sở sản xuất sinh phẩm như kháng thể đơn dòng hoặc vắc-xin có thể đòi hỏi khoản đầu tư lên tới 500 triệu euro và sẽ mất tới 3 năm để cơ sở đi vào hoạt động. Các công nghệ sản xuất mới đã làm cho việc xây dựng các cơ sở mới và mở rộng quy mô các cơ sở hiện có trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn. Ngày nay, chỉ cần khoảng 20 triệu euro là có thể đưa một nhà máy sản xuất sinh học đi vào hoạt động. Những thay đổi như vậy là một phần lý do tại sao cộng đồng thế giới có thể bắt đầu sản xuất vắc xin Covid-19 mới một cách nhanh chóng như vậy.

Tính cấp thiết của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các đổi mới hơn nữa trong thiết bị và quy trình sản xuất sinh học, và rút ngắn thời gian sản xuất theo cách sẽ có tác động tích cực trong tương lai. Nhưng đại dịch cũng bộc lộ những điểm yếu to lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Rất khó để các nhà sản xuất bắt kịp với sự gia tăng đột biến của nhu cầu về nguyên liệu và thiết bị, vì nhiều nghiên cứu mới, sự phát triển và quan hệ đối tác sản xuất liên tục tăng. Để mở rộng năng lực, cần có nhân viên mới, đào tạo và cộng tác chuyên sâu, cũng như cần thêm nhiều cơ sở hạ tầng hơn.

Cộng đồng thế giới đã phải đối mặt với thực tế là không thể xây dựng cơ sở vật chất ở khắp mọi nơi ngay lập tức và có những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng. Hành động của Chính phủ trong một số trường hợp khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Một số quốc gia đã ban hành các hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm liên quan đến Covid, điều này khiến cho việc điều hành một chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên vô cùng khó khăn. Một vấn đề khó khăn khác là mức thuế áp dụng đối với sản phẩm sinh học và các sản phẩm cần thiết để sản xuất chúng.

Mười tám tháng sau đại dịch, các nhà sản xuất sinh học vẫn đang cố gắng đối phó với hàng loạt thách thức. Nhu cầu về thiết bị và nguyên liệu thô vẫn tăng cao. Trong một số trường hợp, họ đã mở rộng năng lực sản xuất để sản xuất nhiều thiết bị hơn như bộ lọc và lò phản ứng sinh học. Điều này tiếp tục đòi hỏi thời gian và đầu tư đáng kể.

Tiến hành chính sách thương mại là cần thiết để hỗ trợ nỗ lực này. Hội nghị Bộ trưởng tổ chức vào tháng 11 sắp tới sẽ tạo cơ hội cho các thành viên WTO đẩy nhanh các hành động đối phó với đại dịch Covid và nâng cao khả năng chuẩn bị cho đại dịch trong tương lai. Các cuộc đàm phán gần đây về một gói các biện pháp thương mại liên quan đến Covid là một bước tiến đáng hoan nghênh. Mặc dù các cuộc thảo luận vẫn còn ở giai đoạn đầu, các hành động trong một số lĩnh vực như thuế quan, hạn chế xuất khẩu và phối hợp quản lý có thể giúp loại bỏ các trở ngại đối với tác động của Covid và chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch trong tương lai.

Xóa bỏ thuế quan

Xóa bỏ thuế quan nên là nền tảng của bất kỳ thỏa thuận nào. Nhiều quốc gia đã áp dụng thuế quan trong một thời gian dài đối với nhiều sản phẩm được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất sinh học. Chuỗi giá trị toàn cầu là tiêu chuẩn hiện nay, và thuế quan làm tăng thêm chi phí bất lợi - đặc biệt khi thuế quan được áp dụng dọc khắp chuỗi giá trị. Những khoản chi phí phát sinh này cuối cùng thường do các công ty chịu. Bằng cách tác động tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp sản xuất trong nước, thuế quan có thể cản trở nỗ lực thành lập các trung tâm mới về nghiên cứu, phát triển và sản xuất.

Các thành viên WTO nên xem xét cách tiếp cận đa phương để xóa bỏ thuế quan, dựa trên “Thỏa thuận miễn thuế cho nhau” hiện nay. Việc mở rộng danh mục sản phẩm được miễn thuế và lôi kéo thêm sự tham gia của nhiều nước hơn nữa vào thỏa thuận này nên là mục tiêu ưu tiên trong những tháng tới. Ban đầu, các Thành viên WTO có thể tập trung vào việc xóa bỏ thuế quan cho các thành phẩm liên quan đến Covid, cũng như thiết bị và các sản phẩm khác cần thiết để phát triển và sản xuất chúng. Danh sách các mã Hệ thống hài hòa (HS) có liên quan đã được các tổ chức khác nhau đưa ra, bao gồm “danh sách tham vấn chung” do WTO công bố với các đối tác và danh sách mã HS được công bố bởi Hội đồng Sáng kiến có trụ sở tại Geneva, tập trung cho đầu vào sản xuất sinh học.

Để tiết kiệm chi phí trước mắt cho chuỗi giá trị sinh học, các Thành viên WTO nên xem xét việc tạm thời loại bỏ thuế quan đơn phương trong ngắn hạn. Tuy nhiên, suy cho cùng, việc xóa bỏ thuế quan nên được duy trì vĩnh viễn trên diện rộng. Chỉ điều này mới có thể tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý và tính có thể dự đoán được – điều rất cần thiết cho các chuỗi giá trị toàn cầu về sinh học. Đối với các quốc gia chuẩn bị tham gia vào sản xuất sinh học hoặc có ý định mở rộng quy mô các hoạt động hiện có trong lĩnh vực này, việc giảm thuế đầu vào sinh học sẽ là cơ hội tốt cho họ.

Cái giá mà con người phải trả cho đại dịch, vốn đã khủng khiếp, lại tiếp tục tăng lên. Vắc xin chống lại Covid được phát triển thông qua một loạt các quan hệ đối tác chưa từng có trước đây, cùng với tốc độ thực hiện chưa từng có. Nhưng đây không phải là đích đến cuối; vẫn còn nhu cầu cấp thiết để mở rộng tiêm chủng trên toàn cầu, bao gồm cả việc tăng năng lực sản xuất sinh phẩm. Chúng tôi kêu gọi các nước thành viên WTO đạt được đồng thuận về những hành động mới vào tháng 11 tới, để giải quyết các rào cản về thuế quan cũng như các rào cản thương mại khác có thể làm chậm những nỗ lực này.

Nguồn: weforum

Từ khóa: WTO, rào cản thương mại, biện pháp chống Covid

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393001
Go to top