Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOLàm thế nào để thuận lợi hóa thương mại ở châu Phi?

Làm thế nào để thuận lợi hóa thương mại ở châu Phi?

Châu phi

Mặc dù Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới có thể xem như một công cụ mạnh mẽ để đạt được tiến bộ, nhưng nó không thể hoạt động một mình. Để Hiệp định này phát huy hiệu quả, đòi hỏi các cải cách bổ sung nhằm giải quyết các thách thức cụ thể của từng quốc gia, và một cơ chế thương mại toàn cầu công bằng – có tính đến nhu cầu của các nước đang phát triển.

JOHANNESBURG - Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang bị dính vào một cuộc chiến thương mại, nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu không theo kịp thực tế, và Cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới có nguy cơ ngừng hoạt động, chủ đề cho diễn đàn chung của WTO tuần này – “Thương mại trong thời gian tới: Thích ứng với một Thế giới đang thay đổi” - là chủ đề không thể phù hợp hơn. Nhưng nếu hệ thống thương mại toàn cầu muốn thích ứng với thực tế của thế kỷ 21, thì tổ chức này phải chú ý cẩn thận đến nhu cầu của các nước đang phát triển.

Hãy xem xét châu Phi, khu vực gần đây đã nỗ lực chăm chỉ để tăng cường hội nhập và đẩy mạnh thương mại nội khối. Mặc dù những nỗ lực đó - đáng chú ý nhất là Hiệp định Thương mại Tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) - có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, nhưng mức độ tác động đến đâu thì lại còn phải phụ thuộc vào các cải cách sắp tới của toàn cầu và phụ thuộc vào việc các quốc gia thực thi các hiệp định của WTO như thế nào. Vì vậy, chưa có gì đảm bảo cho sự thành công cả.

Hiệp định Tạo Thuận lợi Thương mại (TFA), có hiệu lực vào năm 2017, là một trường hợp điển hình. Là một trong số ít các hiệp định của WTO được phê chuẩn trong những năm gần đây, TFA đặt lợi ích của các nước đang phát triển lên hàng đầu. Nó nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình di chuyển, thông quan và giải phóng hàng hóa tại biên giới; thiết lập các biện pháp hợp tác hiệu quả giữa hải quan và các cơ quan hữu quan khác; và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực.

TFA nhận ra rằng thuận lợi hóa thương mại phải dựa trên ba trụ cột chính: đơn giản hóa, hài hòa hóa và minh bạch hóa. Tuy nhiên, Hiệp định này đang “bị mắc kẹt” ở nhiều quốc gia, kể cả những nơi có chính phủ miễn cưỡng thực hiện chúng.

Đối với những nước châu Phi nào đang nỗ lực để thực hiện TFA đầy đủ, lợi ích đạt được có thể rất lớn. Theo một nghiên cứu của WTO năm 2015, TFA có thể tăng 35% xuất khẩu của các nước kém phát triển nhất ở châu Phi, tăng 3,5% cho tăng trưởng kinh tế giữa các nền kinh tế đang phát triển và cải thiện 20% đa dạng hóa xuất khẩu.

Tuy nhiên, đối với nhiều nước châu Phi, thực hiện cải cách thuận lợi hóa thương mại đòi hỏi phải vượt qua nhiều thách thức đồng thời, như nguồn cung hạn chế, kinh tế tăng trưởng chậm, kiểm soát hải quan thiếu hiệu quả và điều phối biên giới kém. Theo nghĩa này, AfCFTA - nơi nhận ra những thách thức cơ sở hạ tầng cứng và mềm cản trở các cải cách tạo thuận lợi thương mại trên lục địa – đã bổ khuyết cho TFA. Nhưng, vì AfCFTA vẫn chưa được thực thi, đóng góp của nó vẫn chỉ là lý thuyết.

Để các nước đang phát triển có thể theo đuổi các cải cách bổ sung, TFA cho phép thời gian thực hiện lâu hơn, theo nhu cầu và ưu tiên của từng nước. Đồng thời, TFA cung cấp một loại “cơ chế kết nối” cho các nhà tài trợ để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.

Nhưng để quan hệ đối tác này hoạt động, các quốc gia nhận hỗ trợ phải xác định những mục tiêu ưu tiên, các rào cản cần cải tiến, và can thiệp cần thiết để giải quyết những rào cản đó. Sau đó, họ phải truyền đạt kết luận của mình một cách rõ ràng cho các nhà tài trợ mà họ được kết nối.

Một nghiên cứu gần đây của Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi (SAIIA) đã, bằng một cách nào đó, phát hiện cách thức thực hiện điều đó, qua trường hợp của Zambia – một quốc gia không giáp biển và có thu nhập thấp. Một trong số những phát hiện quan trọng của nghiên cứu là Zambia phải chuyển đổi từ “quốc gia không giáp biển sang quốc gia giáp với nước láng giềng”, bằng cách tạo ra mạng lưới giao thông khu vực hiệu quả và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng, để đảm bảo cơ quan hải quan và hoạt động kiểm soát biên giới hoạt động hiệu quả, đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận các cảng biển. Cơ sở hạ tầng vật chất, công nghệ thông tin và truyền thông đều là những yếu cầu cần thiết cho tiến trình này.

Mặc dù Zambia không bắt buộc các nước láng giềng phải triển khai cơ chế một cửa, nhưng các mối quan hệ hợp tác này không phải không có những thách thức, và đòi hỏi phải có một hành động cân bằng giữa các mục tiêu chung của khu vực và các ưu tiên quốc gia. Việc thực hiện hoạt động nhập cảng tại một cửa khẩu biên giới chung duy nhất sẽ giảm thời gian ở biên giới, giảm chi phí logistics, thúc đẩy hợp tác và cho phép tích hợp thông tin và quản lý rủi ro. Để đảm bảo đầu vào cần thiết cho việc này và các cải cách tạo thuận lợi thương mại khác, khu vực tư nhân phải có tiếng nói trong quá trình ra quyết định.

Nghiên cứu của SAIIA cũng nhấn mạnh sự cần thiết của Zambia khi đưa các ưu tiên cải cách thuận lợi hóa thương mại của nước này vào chương trình nghị sự của một loạt các cơ quan chính phủ, từ đó cải thiện sự phối hợp. Tất cả các cơ quan này phải hiểu rằng không chỉ các ưu tiên quốc gia, mà còn có cả những nỗ lực hướng đến việc cải thiện điều kiện thương mại và tăng cường hội nhập khu vực, từ đó góp phần vào các mục tiêu phát triển toàn cầu rộng lớn hơn. Các chương trình đào tạo và hỗ trợ xây dựng năng lực do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển và Liên minh Toàn cầu về Tạo thuận lợi Thương mại có thể hỗ trợ cho nỗ lực này, bằng cách giúp tạo ra một đội ngũ nhân viên chính phủ có kiến ​​thức và kỹ năng để thực hiện cải cách dài hạn.

TFA, giống như bất kỳ hiệp định nào của WTO, là một công cụ mạnh mẽ cho sự tiến bộ. Nhưng nó không thể hoạt động một cách cô lập. Các cải cách bổ sung cần thiết giải quyết thách thức cấp quốc gia cụ thể phụ thuộc vào hoạt động đúng đắn của hệ thống thương mại toàn cầu rộng lớn hơn. Đó là lý do tại sao, thay vì cho phép một vài nước lớn làm hỏng hệ thống đó, các chuyên gia tập hợp tại diễn đàn chung WTO tuần này phải thúc đẩy một tầm nhìn về một hệ thống đáp ứng nhu cầu của tất cả các quốc gia thành viên, bắt đầu từ các nước đang phát triển thường xuyên bị bỏ lại phía sau.

Nguồn: Project – Syndicate

Từ khóa: Thuận lợi hóa, thương mại, châu Phi.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393598
Go to top