Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOG20 đem lại cơ hội thay đổi cho WTO

G20 đem lại cơ hội thay đổi cho WTO

WTO23032018

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo G20 đã không thể đồng tình về vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng các nước đã nhất trí rằng, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang không thể hoàn thành các mục tiêu đặt ra và cần được cải cách, và đây là một vấn đề mà Australia có thể giữ vai trò đặc biệt để giải quyết.

Donald Trump là người đặt ra nhiều nghi ngờ nhất đối với hoạt động của WTO trong thời gian gần đây. Ông cho rằng đó là “thảm họa” và là “thỏa thuận thương mại chung tồi tệ nhất từng được thực hiện”. Nếu Tổng thống Trump hiện thực hóa lời đe dọa rút khỏi WTO, hệ thống thương mại thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn.

Tầm quan trọng của sự kiện này vượt ra ngoài khuôn khổ của vấn đề thương mại. Một sự cố trong hệ thống thương mại thế giới sẽ tạo ra bối cảnh xung đột chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Có câu danh ngôn rằng nếu hàng hóa và dịch vụ được giao thương qua biên giới, thì chiến tranh sẽ không xảy ra. Lịch sử đã chứng minh điều đó là đúng.

Hơn 500 vụ tranh chấp thương mại đã được giải quyết tại WTO với sự hài lòng của các bên đương sự, và một phần ba trong số đó được giải quyết mà không cần qua thủ tục tố tụng chính thức. Thậm chí không có một tổ chức quốc tế nào khác có thành tích đạt đến gần con số trên.

Tuyên bố cải cách WTO tại G20 là một bước đi tích cực nhắm tới sự ổn định, và mở ra một cơ hội để Australia thể hiện vai trò dẫn dắt công cuộc cải tổ. Nhưng trước tiên, chúng ta nên xem xét các vấn đề nào tại WTO cần phải được giải quyết.

Bởi vì hệ thống thương mại thế giới đang ở trạng thái phát triển liên tục, các quy tắc của WTO cần phải được cập nhật. Các cuộc đàm phán để cập nhật quy định diễn ra trong khuôn khổ các "vòng đàm phán" (rounds), và vòng cuối cùng, là vòng Doha, đã bắt đầu từ năm 2001. Trong lịch sử 25 năm của WTO, không một vòng đàm phán nào kết thúc thành công.

Một trong những thay đổi lớn nhất trên thị trường trong khoảng thời gian đó là sự mở rộng bất thường của chuỗi cung ứng toàn cầu - là hiện tượng các khâu sản xuất của một sản phẩm như thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và hỗ trợ khách hàng được thực hiện tại nhiều quốc gia. Điều này đã tạo ra những nhu cầu về chính sách mà WTO chưa đáp ứng được.

Khi thiếu vắng quy định toàn cầu, các chính phủ đã tìm kiếm các giải pháp thay thế trong hơn 400 thỏa thuận thương mại ưu đãi. Giải pháp này đã làm phân mảnh các quy tắc của hệ thống đa phương.

Một thách thức lớn khác liên quan cụ thể đến tranh chấp thương mại hiện tại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mỹ cho rằng vấn đề doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp ngành ở Trung Quốc đã dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, và Mỹ cho rằng việc Trung Quốc đặt ra quy định buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ để tham gia vào các liên doanh là hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Trong khi đó WTO có các quy định dành cho doanh nghiệp nhà nước và bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhưng không giải quyết các mối quan tâm cụ thể của Mỹ và các nước khác trong vấn đề với Trung Quốc.

Vấn đề này bắt nguồn từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001. Vào thời điểm đó, Trung Quốc không phải có một nền kinh tế thị trường nhưng được kỳ vọng sẽ phát triển thành một nền kinh tế thị trường. Vì điều này, các nước nhập khẩu được hưởng các điều kiện thuận lợi hơn để hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc trong 15 năm.

Mười lăm năm đã trôi qua, và Trung Quốc đã không phát triển lên nền kinh tế thị trường như kỳ vọng. Thỏa thuận này đã trở nên lỗi thời, và các quy tắc ban đầu của WTO được thiết kế cho sân chơi thương mại quốc tế trở nên không hiệu quả trong trường hợp của Trung Quốc.

Có một số vấn đề lớn cần được giải quyết bởi WTO, nhưng trước tiên WTO cần được trang bị công cụ để giải quyết chúng. Đây là lúc Australia có thể đóng vai trò lãnh đạo trong việc khôi phục WTO trở lại vai trò trung tâm trong cơ chế quản trị toàn cầu.

Uy tín của Australia tại WTO tăng cao. Australia, cùng với New Zealand, đã từ nước bảo hộ nhiều nhất trong tất cả các nước OECD ở thập niên 1960, trở thành một trong những quốc gia mở cửa nhất hiện nay. Đây là một trường hợp tự do hóa thương mại đơn phương điển hình dựa trên lợi ích quốc gia. Kinh nghiệm trong lĩnh vực này khiến các nước khác sẽ lắng nghe khi Australia lên tiếng tại WTO.

Để đảm bảo cải cách WTO thành công, Australia nên tìm cách thiết lập một liên minh của các quốc gia có cùng tư tưởng có thể thúc đẩy sự thay đổi. Mặc dù các giải pháp phải cần đến sự chấp thuận của tất cả thành viên WTO – tất nhiên bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng nếu các đề xuất đó được đưa ra bởi một liên minh do Australia dẫn dắt, các nước có thể cảm thấy các đề xuất trên là hữu ích, và cảm thấy tin tưởng hơn vì liên minh đó sẽ là một bên thứ ba trung tâm.

Điều này cũng sẽ giúp Australia tránh phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, bằng cách ủng hộ một hệ thống thương mại dựa trên quy tắc có khả năng giải quyết các tranh chấp được 164 quốc gia thành viên đồng ý.

Điểm khởi đầu trong quá trình này là xác định các lĩnh vực của chuỗi cung ứng toàn cầu và các thỏa thuận thương mại ưu đãi mà hiện nay không được quy định trong WTO, nhưng có thể được đưa vào WTO. Ngân hàng Thế giới, Ban Thư ký WTO và các tổ chức hàn lâm đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Muốn cải cách WTO thành công, cần phải đi chậm nhưng chắc, và phải tiếp cận từ dưới lên. Do phần lớn hoạt động của WTO là tốt, một nguy cơ lớn của cải cách là vứt bỏ luôn cả những yếu tố tích cực trong khi thay đổi.

Khi có một nhóm các nước chủ chốt bao gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác đứng ra thúc đẩy cải cách WTO bằng cách biện pháp hợp lý và mang tính chiến lược, điều này sẽ có tác động tích cực đáng kể đến môi trường chính sách thương mại toàn cầu. Và trong số những quốc gia đó, Australia là một trong những nước có vị thế tốt nhất để dẫn dắt.

Tác giả: Gary Sampson là giảng viên thương mại quốc tế tại Trường Kinh doanh Melbourne và là cựu giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Nguồn: AFR.com – KDu

Từ khóa: WTO, G20, Mỹ, Trung Quốc, Australia

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420404
Go to top