Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cải tổ WTO

wto-reuters

Tuần trước, CSIS có vinh hạnh được đón, và có một cuộc nói chuyện trước công chúng với đại sứ Mỹ tại Tổ chức Thương mại quốc tế, ông Dennis Shea. Thông tin về cuộc trò chuyện này không được thông tin rộng rãi, và đây cũng chính là mong muốn của ông Shea. Vấn đề vừa nêu không có gì đáng ngạc nhiên. Ngay tại thời điểm thuận lợi nhất trong sự phát triển của mình, những vấn đề liên quan đến WTO cũng ít khi được các hãng thông tấn ưu ái đưa tin; bên cạnh đó, tình hình hiện nay không phù hợp cho truyền thông quan tâm quá nhiều về WTO. Tuy vậy, ngài đại sứ đã có phần trình bày khá tốt qua đó bảo vệ cũng như giải thích chính sách của chính quyền Mỹ hiện nay đối với tổ chức thương mại lớn nhất thế giới (chúng tôi không đề cập đến các khía cạnh khác trong chính sách thương mại của chính quyền đương nhiệm, ông Shea không trả lời những câu hỏi về thuế đánh lên hàng hóa Trung Quốc, thuế nhập khẩu nhôm thép và đe dọa đánh thuế ô tô của chính quyền Hoa Kỳ).

Ở khía cạnh tích cực, chính sách “mang tính xây dựng nhưng lại gây phá hoại” của ông chủ Nhà Trắng có vẻ như là để hướng các cuộc thảo luận tại WTO vào các yêu cầu của Mỹ, buộc WTO giải quyết những thiếu sót mà Mỹ đã chỉ ra. Những hạn chế của WTO không mới-nhiều chính quyền tiền nhiệm của Hoa Kỳ đã đề cập về chúng-tuy nhiên, những nước thành viên khác lại chọn cách ngó lơ và hướng thảo luận sang các vấn đề khác.

Các ý kiến phàn nàn từ Hoa Kỳ chủ yếu nhắm vào trách nhiệm cốt lõi của WTO, ví dụ, yêu cầu về thông báo và quy định về đối xử khác biệt. Vấn đề thứ nhất là quy định yêu cầu các thành viên thông báo những chính sách trợ cấp họ đang áp dụng đến Geneva. Mục đích của điều khoản này hoàn toàn chính đáng-các quốc gia làm cách nào biết được những vấn đề cần đàm phán nếu họ không có những thông tin căn bản liên quan từ những nước khác? Rủi thay, quy định này thường xuyên bị nhiều quốc gia vi phạm, bao gồm Trung Quốc; các nước thành viên WTO hoặc là không thực hiện hoặc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, nỗ lực để quy trách nhiệm cho từng quốc gia vi phạm cũng không đạt được thành công.

Vấn đề thứ hai-đối xử khác biệt-nêu lên những nguyên tắc (đã trở thành nền tảng) về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nền kinh tế đang phát triển (S&D). Mặc dù đây là nội dung phù hợp-các nước nghèo sẽ không buộc phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn do WTO đặt ra như trường hợp những quốc gia thành viên có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã lạm dụng sự ưu đãi như vừa đề cập; họ, dù đã không còn trong nhóm những nước đang phát triển nhưng vẫn đòi hỏi ưu đãi theo quy định về S&D nhằm tránh phải thực hiện những nghĩa vụ mà giờ đây họ đã đủ điều kiện triển khai. Ví dụ, 10 quốc gia thuộc nhóm G-20 vẫn mang danh là những nền kinh tế đang phát triển trong WTO gồm Ác-hen-ti-na, Braxin, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Mexico, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ). Ngoài ra, cả Singapore, Quatar và Cô oét cũng được mang danh là những nước đang phát triển.

Việc không tôn trọng những quy định đã đề ra đang làm yếu đi hoạt động của WTO cũng như là minh chứng cho vấn đề nghiêm trọng nhất mà WTO đang đối mặt, chính là việc những nền kinh tế đang phát triển không muốn nhận trách nhiệm lớn hơn trong bối cảnh các quốc gia công nghiệp phát triển đang cạn nguồn lực và ngày càng khó chấp nhận phải chi trả nhiều hơn đối với những công việc mang tính chất chung toàn cầu. Tâm lý đối nghịch nêu trên giữa các nhóm quốc gia đã làm tan vỡ vòng đàm phán Doha cũng như buộc WTO phải dừng bước trong quá trình phát triển của mình. Nhấn mạnh vấn đề này sẽ buộc các nước khác phải chú ý tìm cách thức giải quyết-hãy quan sát những nỗ lực của Canada nhằm làm mới hoạt động của WTO-chủ đề sẽ được thảo luận tại Ottawa tuần tới và bản đề xuất gần đây của Liên minh châu Âu cũng với cùng nội dung.

Tương tự, Hoa Kỳ đã nhiều lần gay gắt về sự không tuân thủ của Cơ quan phúc thẩm WTO đối với những quy định do chính họ lập ra cũng như tính ngạo mạn và vượt quá quyền hạn của cơ quan này. Một số người cho rằng những nỗ lực chối bỏ thẩm quyền của Cơ quan phúc thẩm được dẫn dắt bởi Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer và đội ngũ của ông ta (vốn là những luật sư) chỉ nhằm mang tính trả thù cho những vụ kiện mà ông ta đã thua liên quan đến thương mại quốc tế; tuy vậy đây là những ý kiến sai lầm. Các chính quyền tiền nhiệm của Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng về hoạt động của Cơ quan phúc thẩm WTO từ lâu; do vậy nước Mỹ muốn thông qua hành động cực đoan của mình (không bổ nhiệm thẩm phán cho Cơ quan phúc thẩm ) nhắc nhở WTO về sự coi thường của tổ chức này trước các kiến nghị mà họ nêu.

Ở khía cạnh tiêu cực, những công kích nhắm vào WTO là minh chứng lần nữa cho khuynh hướng chẩn đoán đúng – chữa trị sai – phá hỏng mọi chuyện của chính quyền Mỹ (cách thức mà Tổng thống Trump dùng để đối phó với Trung Quốc có thể là một ví dụ nữa). Phương pháp tiếp cận đối đầu mà Nhà Trắng đang áp dụng, một mặt, đã thành công trong việc đưa những quan ngại bấy lây nay của họ vào chương trình nghị sự của WTO, cũng như buộc các quốc gia khác phải tìm cách thức giải quyết phù hợp. Nhưng mặt khác, những sách lược mang tính thô bạo của họ nhằm hủy hoại Cơ quan phúc thẩm vì mục đích riêng đã khiến việc đạt một giải pháp toàn vẹn cho vấn đề cải cách WTO trở nên khó khăn hơn rất nhiều cũng như làm tổn hại đến lợi ích của nước Mỹ. Hoa Kỳ là một trong những nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp WTO cả với tư cách nguyên đơn và bị đơn. Xứ sở cờ hoa đang mắc kẹt trong hàng tá vụ kiện từ trợ cấp đối với ngành hàng không, áp thuế nhập khẩu lên mặt hàng nhôm, thép với lý do an ninh quốc gia đến tranh cãi về công nhận quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc. Nếu quá trình phúc thẩm không được đảm bảo, phía Mỹ sẽ bất lực trong việc đảm bảo chiến thắng của mình đối với với các phán quyết sơ thẩm hoặc ít có cơ hội đảo ngược phán quyết sơ thẩm nếu nó mang tính bất lợi. Sự việc nàycũng có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ rút khỏi WTO, một quyết định sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế xứ cờ hoa nói riêng và hệ thống thương mại toàn cầu nói chung. Câu hỏi cuối cùng dành cho đại sứ Shea đó là có khi nào ông đã sắp va li hành lý chuẩn bị rời đi khi Mỹ không còn hiện diện tại WTO. Ông phủ nhận việc này, do vậy vẫn có quyền hy vọng, Mỹ vẫn còn là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.

Nguồn: CSIS - LA

Từ khóa: Hoa Kỳ, WTO, Cơ quan phúc thẩm, thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007419217
Go to top