Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOHội đàm về vấn đề nông nghiệp tại WTO: Các thành viên xem xét đề xuất thảo luận, trông chờ hội nghị Bộ trưởng diễn ra vào năm 2020

Hội đàm về vấn đề nông nghiệp tại WTO: Các thành viên xem xét đề xuất thảo luận, trông chờ hội nghị Bộ trưởng diễn ra vào năm 2020

WTO28032018-1

Những phiên đàm phán về chủ đề nông nghiệp đã được nối lại sau kỳ nghỉ ngắn thường niên của WTO vào tháng 8. Trong khi chương trình các cuộc họp chỉ giới hạn đến việc xem xét đề xuất đàm phán, những phân tích và dữ liệu do các nước được đệ trình, một số nguồn tin cho biết một số quốc gia thành viên đã đạt đồng thuận đáng kể tại những cuộc gặp gần đây và dự kiến sẽ diễn ra sau này liên quan đến định hướng nội dung các cuộc hội đàm tiếp theo.

Đại sứ John Deep Ford của Guyana, chủ tịch “phiên họp đặc biệt” của Ủy ban WTO về Nông nghiệp - buổi họp nhằm tìm ra những quy tắc thương mại nông nghiệp mới-đã triệu tập đại biểu cho cuộc gặp không chính thức vào thứ Sáu ngày 21/9; tại buổi họp này, Canada và Úc đã trình bày những nội dung chính trong các đề xuất thảo luận gần đây.

Buổi thảo luận bao gồm nhiều chủ đề, từ hỗ trợ nội địa đến các vấn đề riêng biệt nhưng có sự liên quan đến nông nghiệp như dự trữ hàng hóa nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Nhiều quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hoặc trung bình phàn nàn rằng chính sách hỗ trợ nội địa mà WTO áp dụng không có tính linh hoạt do vậy họ khó có thể mua hàng nông sản với giá trợ cấp nhằm phục vụ cho các chương trình dự trữ.

Canada đã trình bày phân tích về trợ cấp nội địa của của Cairns Group (tổ chức của các nhà xuất khẩu nông sản), trên cơ sở số liệu do tổ chức này tính toán vào tháng Bảy năm nay. Tài liệu vừa nêu đã rà soát các chính sách hỗ trợ nội địa giai đoạn 2001-2004 đang được áp dụng bởi một số thành viên WTO đang là nhà xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất nông nghiệp lớn của thế giới, căn cứ trên chính con số thống kê của các nước gửi đến WTO.

Các thành viên cũng thảo luận về bản đệ trình từ Úc, trong đó xứ sở chuột túi nêu ra những xu hướng hỗ trợ nông nghiệp chính. Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban WTO về Nông nghiệp còn trình bày những quan điểm của ông về sản phẩm bông vải-loại hàng hóa mà Hoa Kỳ đã đề cập trong báo cáo không chính thức của nước này. Nhiều nguồn tin cũng cho biết các báo cáo của những quốc gia khác cũng sẽ sớm được đệ trình.

Một quan chức phụ trách thương mại đang làm việc tại Geneva cho biết các cuộc thảo luận có tính thẳng thắn và đi vào chi tiết cũng như thể hiện mong muốn mạnh mẽ của những nhà đàm phán thúc đẩy các cuộc thảo luận cởi mở trong nội bộ; một nguồn tin khác cũng nhận định, mức độ tham gia của các nước cũng đã được cải thiện nhiều so với năm trước.

Các báo cáo về tín hiệu tích cực xuất hiện chỉ vài tháng sau khi các quốc gia thành viên WTO có cuộc cãi vã về cách thức xây dựng chương trình làm việc cho các phiên đàm phán, một trong những chuỗi sự kiện theo sau hội nghị bộ trưởng tổ chức tại Buenos Aires-cuộc gặp không mang lại bất kỳ kết quả quan trọng nào trong vấn đề nông nghiệp.

Điểm không rõ ràng tại giai đoạn này chính là vấn đề nào những nhà đàm phán thương mại sẽ ưu tiên bàn thảo trong những tháng sắp tới khi họ đang muốn đạt đồng thuận về các nội dung sẽ trình ra tại hội nghị bộ trưởng WTO dự kiến tổ chức ở thủ đô Astanna, Kazakhstan vào tháng 6/2020.

Mặc dù nhiều thành viên WTO nhắc đi nhắc lại rằng thay đổi quy định của tổ chức này liên quan đến vấn đề trợ cấp cho người nông dân sẽ là một ưu tiên cho hoạt động của họ; quan điểm chính trị khác biệt cùng bất đồng về cách thức giải quyết tận gốc vấn đề vẫn là yếu tố gây tranh cãi. Câu hỏi về việc liệu có cần thiết hoặc làm cách nào để giải quyết những vấn đề khác như tự do hóa thị trường nông nghiệp không nhận điều nhiều sự quan tâm của nhiều thành viên WTO. Vẫn có nhiều khác biệt về quan điểm giữa các nước WTO liên quan đến ban hành những quy định chặt chẽ hơn về việc hạn chế xuất khẩu nông sản.

Tại phiên đàm phán vào tháng Năm, ông Ford đã nêu 7 vấn đề mà nhiều nước chấp thuận sẽ là ưu tiên trong các cuộc thảo luận. Bên cạnh chủ đề về hỗ trợ nội địa, tiếp cận thị trường, hạn chế xuất khẩu và dự trữ, các yếu tố khác sẽ được xem xét gồm: cơ chế phòng vệ đặc biệt áp dụng với những quốc gia đang phát triển khi xảy ra tình trạng nhập khẩu bất ngờ tăng đột biến hay giá nông sản sụt giảm; cạnh tranh xuất khẩu; những biện pháp có tác động tương đương như trợ cấp xuất khẩu và hàng cotton.

Ông Ford dự định sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc họp để thảo luận về những vấn đề quan trọng khác đã được nêu tại các phiên đàm phán trong tuần và tháng sắp tới. Các cuộc gặp không chính thức để trao đổi về vấn đề tiếp cận thị trường và cơ chế phòng vệ đặc biệt với sự tham gia của đại biểu hơn 180 quốc gia thành viên đã được lên lịch vào ngày 22-23/10.

Tuy vậy, ông Ford nhấn mạnh rằng cần phải gấp gáp hơn trong các phiên đàm phán nếu muốn đạt được một kết quả gì đó trước hội nghị bộ trưởng vào tháng 6/2020.

Các yếu tố thương mại toàn cầu phủ bóng lên những cuộc thảo luận tại WTO

Theo một quan chức thương mại tại Geneva, căng thẳng thương mại giữa những nền kinh tế lớn của thế giới đã được đề cập nhiều lần tại các cuộc họp vào tuần trước. Sự quan tâm đặc biệt đổ dồn về gói hỗ trợ nội địa mà Bộ Nông nghiệp Mỹ đã loan báo vào cuối tháng Bảy, sẽ có hiệu lực trong tháng này và trị giá lên đến 12 tỷ đô la.

Gói hỗ trợ vừa nêu giúp bù đắp chi phí mà người nông dân Mỹ phải gánh chịu do mức thuế nhập khẩu cao mà những quốc gia khác đang áp lên hàng hóa của họ nhằm đáp trả đợt đánh thuế mà chính quyền Tổng thống Trump áp dụng với các đối tác thương mại của xứ sở cờ hoa. Nguồn vốn hỗ trợ nông nghiệp được cung cấp bởi Công ty tín dụng hàng hóa (CCC), một doanh nghiệp nhà nước cấp liên bang. Phiên bản đầu tiên của CCC đã xuất hiện vào năm 1933.

Theo miêu tả của Bộ Nông nghiệp Mỹ về đạo luật này thì “CCC, khi được sửa đổi sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất nông ngiệp thông qua cung cấp khoản vay, thu mua hàng hóa, nghiệp vụ thanh toán, các chương trình khác giúp cung cấp nguyên liệu và công cụ cần thiết cho quá trình sản xuất và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp”.

Gói hỗ trợ nông nghiệp Hoa Kỳ đang thực hiện đã làm dấy lên nhiều câu hỏi từ các đối tác thương mại của họ tại cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Nông nghiệp WTO trong tuần này, cũng như các ý kiến phản hồi trong phiên đàm phán vào thứ Sáu tuần trước.

Úc, Canada, Liên minh châu Âu và New Zealand là những quốc gia đặt ra các cậu hỏi chi tiết về gói hỗ trợ nông nghiệp của Mỹ.

Các đối tác thương mại phân vân với nhiều vấn đề như: Liệu xứ sở cờ hoa sẽ làm thế nào để đảm bảo những hỗ trợ nêu trên không bóp méo thị trường; những quy định WTO hiện tại mà Mỹ là một bên tham gia liệu đã đủ để đặt ra giới hạn cho chính chương trình trợ giúp mà họ đang áp dụng; sự hỗ trợ sẽ được tiến hành như thế nào và khi nào thì chi tiết của chương trình hỗ trợ nông nghiệp được thông báo đến WTO.

Cũng tại cuộc họp, Úc cũng đặt câu hỏi Mỹ sẽ làm thế nào để đảm bảo những khoản tiền bù đắp thiệt hại cho người nông dân quốc gia này không vượt quá giá trị hàng nông sản xuất khẩu của họ đang bị đánh thuế tại thị trường nước ngoài.

New Zealand cũng cho biết họ cũng quan ngại chính sách hỗ trợ mới của Hoa Kỳ đã gần chạm tới mức giá trị hỗ trợ tối đa (19.1 tỷ đô la) được cam kết trong các thỏa thuận của WTO. Mức hỗ trợ vừa đề cập được quy định tại Thỏa thuận về Nông nghiệp WTO và thường biết đến với tên gọi trợ cấp “hộp hổ phách”. Trợ cấp hộp hổ phách, theo quy định của WTO có tính bóp méo thị trường khá cao.

Bên cạnh sự quan ngại về gói hỗ trợ nông nghiệp của Hoa Kỳ, các quốc gia thành viên cũng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách của Ấn Độ đối với sản phẩm đường, cây họ đậu và sữa tách kem; các chương trình áp dụng cho sản phẩm sữa và rượu của Canada; cũng như những chính sách về đậu nành và sữa của Indonesia. Ấn Độ đặt ra câu hỏi về tác động của việc Anh rời Liên minh châu Âu (sẽ diễn ra vào cuối tháng Ba năm sau) lên các chương trình ưu đãi thương mại mà những nước đang phát triển được hưởng.

Nguồn: ICTSD reporting - LA

Từ khóa: Hoa Kỳ, gói hỗ trợ nông nghiệp, WTO, Ấn Độ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007425636
Go to top