Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOThương mại toàn cầu đang đổ vỡ. Đây là 5 cách thức để xây dựng lại

Thương mại toàn cầu đang đổ vỡ. Đây là 5 cách thức để xây dựng lại

wto2308

Căng thẳng, tức giận và thiếu tin tưởng đang là xu hướng chính của thương mại toàn cầu hiện nay. Hệ thống thương mại đa phương-thể chế chính điều chỉnh dòng chảy giao thương quốc tế trong hơn 70 năm qua-đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng mang tính tồn vong. Hơn hết, Hoa Kỳ-đất nước vốn đóng vai trò là người bảo vệ của cấu trúc thương mại đa biên lại đang từ bỏ nhiệm vụ của mình. Thông qua việc tăng thuế, ngừng bổ nhiệm các thẩm phán mới cho Cơ quan phúc thẩm trong hệ thống giải quyết tranh của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu các quốc gia kiểm soát thương mại bằng việc tăng nhập, giảm xuất khẩu hàng hóa, chính quyền tổng thống Trump đang cho thấy họ sẽ không quản lý hoạt động thương mại như cách những người tiền nhiệm đã làm.

Một số người cho rằng, khi ông Trump không còn tại nhiệm, mọi việc sẽ trở lại như cũ. Khi Nhà Trắng có chủ nhân mới, Mỹ sẽ có cách tiếp cận chính sách thương mại bình thường như trước kia. Đồng thời, hệ thống quy định điều chỉnh hoạt động giao thương toàn cầu trên nền tảng WTO-mặc dù không hoàn hảo vẫn sẽ tiếp tục thắng thế. Thế nhưng, tình hình không đơn giản như họ tưởng.

Cơ chế thương mại được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ II với sự ra đời của Thỏa thuận chung về vấn đề thuế quan và thương mại (GATT) và sau đó được thế chỗ bởi WTO năm 1995 đã tạo ra những kỳ tích, từ việc thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng cơ hội giao thương, đến hỗ trợ hàng triệu người thoát nghèo cũng như đóng góp vào ổn định toàn cầu.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, hệ thống này đã và đang phải đối mặt với hàng tá vấn đề nghiêm trọng và thường trực mà tính chất của nó đã vượt qua mức độ thông thường. Nói ngắn gọn là những quy tắc hiện tại không theo kịp với những sự phát triển nhanh chóng đang diễn ra trên thế giới, tiêu biểu như sự nổi lên của các cường quốc thương mại mới, những tiến bộ về công nghệ và sự leo thang của các biện pháp bảo hộ thương mại.

Vòng đàm phán cuối cùng về thương mại toàn cầu đã kết thúc vào 25 năm trước, từ đó về sau, WTO chỉ đạt được rất ít đồng thuận trên bàn đàm phán giữa các quốc gia. Những thỏa thuận song phương hoặc khu vực từ khi thành lập WTO đã đóng góp quan trọng trong mở rộng hoạt động thương mại xuyên biên giới, tuy vậy sự thành công này cũng không giải quyết được những khiếm khuyết về thể chế như đã nêu.

Hơn thế, ngày càng nhiều người tại khắp các châu lục cảm thấy bị đẩy ra bên lề của hệ thống thương mại đa phương hiện tại; họ cáo buộc cấu trúc giao thương này phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng bất bình đẳng gia tăng cũng như tình trạng thiếu hụt công việc có thu nhập cao. Tuy tâm lý như trên hiện nay chỉ mới xuất hiện chủ yếu tại nhiều vùng lãnh thổ châu Âu và Hoa Kỳ, tuy nhiên, sớm muộn gì, đây cũng sẽ trở thành tâm trạng chung của người dân trên khắp thế giới.

Theo truyền thống trước giờ, các nước khác sẽ trông đợi Mỹ đảm lãnh vai trò lãnh đạo tại những thời điểm khó khăn như đã nêu. Chính quyền Trump, tuy vậy, lại tuyên bố rõ ràng rằng họ không muốn nhận lãnh trách nhiệm này.

Chúng ta đang ở điểm nút quan trọng khi những đề xuất mới cho hệ thống thương mại toàn cầu hiện tại đã chín muồi và rất cấp thiết. Cải cách là cần thiết nếu muốn cấu trúc giao thương dựa trên quy tắc hiện hữu tiếp tục trường tồn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thay đổi đến mức nào thì vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Trong khi đội ngũ cố vấn của ông Trump ủng hộ sự thay đổi toàn diện có tính nền tảng và tái cân bằng hệ thống thương mại thế giới; các nước khác lại mong muốn duy trì thể chế hiện nay và chỉ sửa đổi những vấn đề mang tính ngoại vi của tổng thể chung.

Có cần thiết phải có một giải pháp thứ ba nhằm giúp cấu trúc giao thương hiện tại trở lại đúng hướng cũng như làm dịu lại những tranh cãi thương mại gần đây? Nếu có, giải pháp này sẽ như thế nào?

Dưới đây là 5 đề xuất về cách tiếp cận mới trên tinh thần tiếp tục phát huy những lợi ích thương mại, duy trì cơ chế giao thương dựa trên quy tắc hiện hữu trong khi có thể giải quyết được nhiều thách thức như đã nêu ra tại bài báo này.

1. Thiết lập quy tắc cho những nền kinh tế chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Tranh cãi thương mại Mỹ-Trung hiện tại đã cho thấy rõ ràng hệ thống điều hành tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, về nhiều mặt, đang ngày càng khác biệt nhau. Đây là thời điểm chấp nhận sự thật và cùng nhau thiết lập một cấu trúc để hai nước có thể cùng phát triển song hành. Thay vì ép buộc Trung Quốc phải từ bỏ mô hình kinh tế hiện tại, các cuộc thảo luận nên tập trung đảm bảo rằng doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ từ một nền kinh tế chịu sự quản lý chặt chẽ của chính phủ không bóp méo hoạt động thương mại quốc tế cũng như không gây tác động xấu đến những quốc gia khác. Điều này đòi hỏi việc xây dựng những quy định chi tiết về các vấn đề như: trợ cấp công nghiệp, hỗ trợ dịch vụ tài chính, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và quản lý sản xuất dư thừa. Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã có bước khởi đầu đúng đắn về cách thức tiếp cận những vấn đề nêu trên tại Tuyên bố chung giữa 3 nước vào tháng Năm. Tài liệu này là cơ sở để 3 cường quốc định ra cách thức tiếp cận với Trung Quốc và những đối tác thương mại quan trọng khác nhằm nhanh chóng hình thành những quy tắc trong các lĩnh vực đã nêu.

2. Nhìn về tương lai. Các nhà đàm phán thương mại hiện nay vẫn còn áp dụng cách thức tiếp cận khá lạc hậu, tập trung giải quyết bất đồng liên quan đến những lĩnh vực, ngành công nghiệp truyền thống. Trong khi thương mại điện tử đã cất cánh từ đầu thập niên 2000, các nhà đàm phán WTO vẫn còn đang bận rộn thảo luận về chủ đề cắt giảm thuế liên quan đến các sản phẩm công nghiệp và trợ cấp nông nghiệp.

Các thỏa thuận thương mại tự do song phương và đa phương đã làm tốt phận sự của mình trong việc bắt kịp với sự tiến bộ về công nghệ. Chúng ta đang trong giai đoạn quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, kéo theo đó là hàng loạt những đổ vỡ, rạn nứt; ngoài ra, chính hệ thống thương mại cũng đang phải vật lộn để theo kịp với tốc độ biến đổi của công nghệ. Hiện tại là thời điểm các nhà đàm phán thương mại chuyển trọng tâm chú ý từ các ngành kinh tế truyền thống sang dồn lực thiết lập các quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Những ngành công nghệ mới xuất hiện như in 3D, rô bốt, các mẫu phương tiện vận tải mới và trí tuệ nhân tạo cần được đặt ở vị trí xứng đáng khi thiết lập các nguyên tắc nền tảng của hệ thương mại dựa trên quy tắc trong thời điểm hiện tại. Yếu tố này cũng cần được nhấn mạnh khi đề cập đến những nội dung truyền thống thường xuất hiện trong phần lớn các hiệp định thương mại bao gồm phân định giữa hàng hóa và dịch vụ, thiếp lập quy định về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, cũng như sự thay đổi của các tiêu chuẩn cạnh tranh. WTO nên giao một nhóm các chuyên gia thương mại dày dặn kinh nghiệm đưa ra các đề xuất làm nền tảng cho việc cập nhật hóa và hoàn chỉnh những quy định thương mại đảm bảo chúng phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh sự ra đời và tiến bộ của nhiều công nghệ mới. Điều này cũng có thể đóng vai trò là bước khởi đầu tốt cho các cuộc thảo luận về những vấn đề nêu trên trong thời gian tới trước khi hàng loạt những chính sách nội địa ra đời, gây khó khăn cho việc đạt được một đồng thuận trên bình diện quốc tế.

3. Loại bỏ điều khoản tối huệ quốc (MFN) trong các thỏa thuận thương mại. Đây là quy định yêu cầu những thành quả đạt được từ cuộc đàm phán thương mại giữa hai hay một nhóm quốc gia cũng được áp dụng với tất cả nền kinh tế trên thế giới không phân biệt họ tham gia vào các cuộc thảo luận hình thành thỏa thuận thương mại trên hay không. MFN ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II vào thời điểm các nước mong muốn thúc đẩy tự do hóa thương mại tối đa cũng như tránh cho nền kinh tế toàn cầu rơi trở lại vào trạng thái biệt lập thương mại cấp khu vực. Miễn trừ duy nhất đối với MFN chính là khi các bên đạt được thỏa thuận thương mại tự do-vốn có phạm vi điều chỉnh tất cả lĩnh vực giao thương. Trong khi MFN mang lại lợi ích nhất định trong quá khứ; điều khoản này không thích hợp trong thời buổi hiện tại và thực tế đang kìm hãm những ý tưởng mở cửa thị trường có tính chất đa phương. Tại sao khi 1 nước chỉ đồng ý mở cửa thị trường cho 1 quốc gia khác nhưng lại bị ép buộc phải làm điều tương tự với các nền kinh tế còn lại-ngay cả khi những đất nước này khép cửa thị trường của họ. Với việc loại bỏ MFN, tác động tích cực từ việc này sẽ thúc đẩy những thỏa thuận đặc thù trong các lĩnh vực như công nghiệp ô tô, công nghệ y học và công nghệ môi trường; điều này cũng đồng nghĩa, các thỏa thuận đa phương sẽ không bắt buộc phải mang lại lợi ích cho những bên không tham gia.

4. Cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Một mối đe dọa cấp thiết mà WTO đang đối mặt chính là sự tồn tại của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa thời điểm Mỹ ngừng bổ nhiệm thẩm phán cho Cơ quan phúc thẩm của thiết chế này. Trong khi số lượng vụ việc chuyển đến Cơ quan phúc thẩm gia tăng với tốc độ chóng mặt, số lượng thẩm phán lại không còn đủ để tham gia vào các phiên xử; thực tế vừa nêu đã cuốn hệ thống thương mại thế giới vào một cơn bão. Lo ngại chính của Hoa Kỳ là Cơ quan phúc thẩm WTO đã vượt quyền hạn của mình khi xem xét lại phán quyết của Ban hội thẩm bằng cách diễn giải lại các quy định của WTO. Tuy vậy, điều gây bối rối nhất là việc Hoa Kỳ, mặc dù đưa ra hàng loạt chỉ trích, lại không nêu bất kỳ đề xuất thay thế nào để thay đổi cấu trúc hiện tại. Lúc này là thời điểm Mỹ cùng các quốc gia khác thảo luận để làm mới lại cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO. Thiếu vắng một hệ thống giải quyết tranh chấp hiệu quả, tất cả quốc gia sẽ tự do áp dụng những hành động đơn phương không kiểm soát.

5. Tổ chức những cuộc thảo luận chung giữa WTO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Để đảm bảo hệ thống thương mại trên nền tảng các quy định duy trì sự tồn tại của mình, các quốc gia cần chú ý giải quyết mối quan ngại của những người đang cảm thấy bị đặt ra bên lề của hoạt động giao thương đa phương. Giải quyết những vấn đề về lao động đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với các nước trên thế giới không phân biệt quy mô và thể chế kinh tế. Hoạt động nêu trên sẽ giúp loại trừ chủ nghĩa bảo hộ. Những cuộc đối thoại quốc tế cũng là những bước đi thiết yếu giúp xác định những hướng đi mới đầy hứa hẹn ho mỗi chính phủ. Các cuộc gặp thường xuyên giữa WTO và ILO sẽ cho phép các tất cả quốc gia chia sẻ kinh nghiệm của mình về đào tạo lao động, giáo dục đội ngũ lao động kế cận và phát triển hệ thống chương trình an sinh xã hội giúp đỡ những cá nhân gặp khó khăn.

Khi cuộc chiến thuế quan đang bước vào giai đoạn căng thẳng, mối quan tâm của thế giới hiện giờ tập trung vào vấn đề thương mại. Hệ thống giao thương vốn có của thế giới đang trở nên mỏng manh, dễ vỡ. Từ bỏ hoặc chỉ tiến hành những thay đổi không có tính cốt yếu cấu trúc thương mại hiện hữu là những đề xuất dễ dàng. Tuy nhiên, cả hai phương cách này đều có những điểm hạn chế. Con đường tốt nhất chính là đưa ra những biện pháp có tính tác động, cộng hưởng và hiệu quả đối với những vấn đề các nước đang gặp phải trong thời điểm hiện nay thay vì tập trung giải quyết những hạn chế từ những năm 40 của thế kỷ trước; đồng thời thúc đẩy hệ thống thương mại bước vào thế kỷ mới.

Nguồn: EuroeanSting

Từ khóa: WTO, Hoa Kỳ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007426086
Go to top