Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOSố lượng thẩm phán của cơ quan phúc thẩm WTO chuẩn bị giảm vào cuối tháng này

Số lượng thẩm phán của cơ quan phúc thẩm WTO chuẩn bị giảm vào cuối tháng này

wto2308

Cuối tháng này, cơ quan xét xử cao nhất của WTO sắp sửa chỉ còn lại 3 thẩm phán trong danh sách nhân sự, sau khi Mỹ vào cuối tháng Tám vừa qua đã chính thức bác bỏ việc bổ nhiệm lại các thành viên hiện tại của cơ quan này.

Trong một cuộc họp của cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) vào cuối tháng trước, Mỹ đã phát biểu rằng, việc nước này phản đối bổ nhiệm lại thẩm phán Shree Baboo Chekitan Servansing là “nhằm phản ánh lo ngại hợp lý của Mỹ” về việc cơ quan phúc thẩm đã “xem thường các nguyên tắc do thành viên WTO lập ra”.

Theo một quan chức thương mại của Geneva, tại cuộc họp, các nước đã tranh cãi về các vấn đề liên quan đến quyền hạn và quy trình làm việc của cơ quan phúc thẩm; nhiều nước cũng đã yêu cầu Mỹ đệ trình các đề xuất cụ thể để các nước xem xét, về việc làm cách nào khơi thông quá trình tuyển chọn thẩm phán hiện nay.

Theo quy định về giải quyết tranh chấp trong WTO, các nước thành viên sẽ bổ sung thẩm phán cho tòa phúc thẩm khi phát sinh thiếu hụt, và việc này cần có sự đồng thuận từ các nước. Từ tháng 8 năm 2017 đến nay, Mỹ đã chặn đứng các đề xuất bổ nhiệm lại thẩm phán cho cơ quan phúc thẩm, viện lý do là cơ quan này đang phát sinh vấn đề “mang tính hệ thống”, thậm chí khi 67 nước thành viên WTO ủng hộ đề xuất chọn mới các thành viên cho ban Hội thẩm.

Chủ tịch cơ quan này, ông Ujal Singh Bhatia từ đầu năm nay đã cảnh báo, thế bế tắc tiếp diễn có thể khiến cho nhánh giải quyết tranh chấp của WTO bị thay đổi “sâu sắc”. “Bất kỳ nước nào bị xử thua cũng có thể trì hoãn thực thi phán quyết của ban hội thẩm bằng cách khiếu nại vụ việc lên cơ quan phúc thẩm đang bị tê liệt”, khiến cho cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trở thành một hệ thống không còn mang tính ràng buộc.

Mỹ bày tỏ thêm lo ngại

Tại cuộc họp lần này, Mỹ đã nêu ra một loạt lo ngại về chức năng giải quyết tranh chấp của WTO, lặp lại một số cáo buộc cũ, đồng thời liệt kê thêm một vài vấn đề mới.

Trong số các vấn đề Mỹ từng chỉ trích có việc cơ quan thẩm phán cho phép các thẩm phán đã mãn nhiệm kỳ vẫn tiếp tục xử lý các vụ kiện đang theo đuổi; đây là vấn đề không được đề cập đến trong quy định chính thức của WTO, nhưng lại có trong quy định về quy trình làm việc của cơ quan phúc thẩm. Mỹ cũng cáo buộc cơ quan này vì đã liên tục vi phạm thời gian phúc thẩm quy định là 90 ngày. Mỹ lập luận rằng, thay vì phải xin ý kiến các bên tranh chấp về việc kéo dài thời gian xét xử, cơ quan phúc thẩm lại thông báo rằng không thể bám theo khung thời gian 90 ngày như quy định của WTO.

Mỹ cũng đổ lỗi cho cơ quan phúc thẩm vì đã đưa ra ý kiến tư vấn mà Washington cho rằng không cần thiết để giải quyết vụ việc, đồng thời chỉ trích cách cơ quan này xem xét các chứng cứ trong một vụ tranh chấp, và cho rằng, các phán quyết của DSB là tiền lệ xấu cho việc xét xử các vụ việc về sau.

Tại cuộc họp, Washington cũng làm rõ thêm quan điểm của Mỹ về phạm vi quyền hạn nên có của cơ quan phúc thẩm. Theo quy định của WTO, cơ quan phúc thẩm thông thường sẽ chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến luật hoặc giải thích luật, và không đào sâu phân tích các phát hiện thực tế mà ban hội thẩm đã nêu trong phán quyết trước đó. Bất chấp quy định trên, Mỹ cho rằng “cơ quan phúc thẩm đã luôn đánh giá lại, và thậm chí là đảo lộn các chứng cứ mà ban hội thẩm thu thập trước đó”, bằng việc “dựa trên các cơ sở pháp lý do cơ quan này tự phát minh ra”.

“Việc tự cho mình thẩm quyền đánh giá lại bằng chứng của ban hội thẩm, mâu thuẫn với thỏa thuận giải quyết tranh chấp (DSU), đã tăng thêm tính phức tạp, sự trùng lặp, và kéo dài mỗi vụ kiện của WTO. Thứ hai, chúng tôi cho rằng, cơ quan phúc thẩm còn phạm sai lầm khi quả quyết rằng mình có thể xem xét lại kết luận của ban hội thẩm liên quan đến cách giải thích luật pháp địa phương của một nước thành viên - một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một vụ tranh chấp nào”.

Trong các vụ kiện trước đây, các bên thường cho rằng ban hội thẩm đã không đưa ra được đánh giá khách quan về bản chất vụ việc – bao gồm “đánh giá khách quan về các bằng chứng của vụ kiện, và áp dụng cũng như tuân thủ đúng các hiệp định có liên quan” – như yêu cầu trong quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO, dẫn đến việc các nước đã tìm đến cơ quan phúc thẩm để xem xét lại vụ kiện.

Theo tài liệu hướng dẫn áp dụng của WTO (WTO Analytical Index), cơ quan phúc thẩm “sẽ không ‘can thiệp dù chỉ một chút’ đến quyền thu thập thông tin của ban hội thẩm”; cơ quan phúc thẩm sẽ không chỉ đưa ra phán quyết không đồng ý với kết luận của ban hội thẩm, mà cơ quan này “có thể tìm thêm bằng chứng thực tế khác ngoài những bằng chứng mà ban hội thẩm cung cấp”. Vì vậy, theo diễn giải của tài liệu trên, ban hội thẩm chỉ bị cho là có sai phạm khi “vượt quá quyền hạn của mình trong quá trình thu thập các bằng chứng” – được trích từ phán quyết của cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện châu Âu trợ cấp cho Airbus.

Trong suốt cuộc họp của DSB, trong khi một số nước lưu ý vai trò của cơ quan phúc thẩm nên chỉ nên giới hạn trong các vấn đề pháp lý và cơ quan này nên thận trọng việc xác định bằng chứng, thì một số nước khác lại cho rằng rất khó để phân biệt rạch ròi chức năng thu thập bằng chứng giữa ban hội thẩm với cơ quan phúc thẩm. Theo một quan chức thương mại của Geneva, liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng và cho rằng cơ quan phúc thẩm đã không vi phạm quy định của WTO.

Phía Mỹ cũng tranh luận thêm, trong một số vụ tranh chấp, các giải thích trọng yếu của cơ quan phúc thẩm đã có tác dụng “làm tăng thêm hoặc làm giảm bớt quyền và nghĩa vụ” của các nước thành viên WTO.

Giải pháp nào?

Trong khi giới phân tích và một số nước thành viên WTO còn đang hoài nghi về mối liên kết mà Mỹ đưa ra giữa quá trình tuyển chọn thẩm phán cho cơ quan phúc thẩm với những lo ngại về hoạt động của hệ thống giải quyết tranh chấp, thì các nhóm thương mại đã và đang bàn về các giải pháp để giải quyết được các lo ngại của Mỹ, cải tiến được hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, trong khi vẫn bảo toàn được các nguyên tắc và đặc trưng chính của tổ chức này.

Bất kỳ thay đổi nào trong quy định giải quyết tranh chấp của WTO cũng cần sự đồng thuận của tất cả các nước, và vấn đề liên quan đến cơ quan phúc thẩm được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi tại các cuộc họp của DSB cũng như trong các phiên thảo luận ngoài lề WTO giữa các nước thành viên với nhau.

Một đề xuất của Ủy ban châu Âu gửi đến Hội đồng châu Âu xem xét (và được Bloomberg BNA công bố) chứa đựng trong đó một gói các giải pháp cải tiến rất đáng để xem xét. Các đề xuất bao gồm: sửa đổi lại quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO để đảm bảo các bên tham gia tranh chấp phải được tham vấn nếu như cơ quan phúc thẩm muốn kéo dài thời hạn xét xử; các nước thành viên WTO nên bổ sung thêm quy định cho trường hợp nhiệm kỳ của một thẩm phán hết hạn trong lúc thẩm phán đó vẫn đang theo đuổi một vụ kiện; thành viên của cơ quan phúc thẩm nên có một nhiệm kỳ duy nhất với thời hạn dài hơn; thảo luận thêm về một số các than phiền quan trọng của Mỹ, như việc có nên nâng cấp các quy tắc khác trong WTO hay không.

Bối cảnh rộng hơn

Bế tắc của cơ quan phúc thẩm có thể ảnh hưởng đến các vấn đề thương mại toàn cầu khác. Đây đang là chủ để được thảo luận nhiều tại các nhóm thương mại, trong bối cảnh một số nước lớn đẩy nhanh các hành động đơn phương, cũng như giữa làn sóng chỉ trích cho rằng Nhà Trắng tấn công tổ chức thương mại toàn cầu.

Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần thể hiện sự bực dọc của mình lên WTO, cho rằng Washington đã nhận được sự đối đãi bất công mặc dù là một trong những thành viên sáng lập của tổ chức. Phát biểu với Bloomberg News hồi tháng trước, tổng thống Trump lặp lại tuyên bố trước đây, nói rằng “Nếu WTO không thay đổi, tôi sẽ rút khỏi tổ chức”.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích pháp lý trong nước đã chỉ ra, Tổng thống Trump không thể đơn phương quyết định việc rút khỏi WTO, vì chương 125 (b)(1) về “Quy tắc chung” trong Đạo luật về các thỏa thuận vòng Uruguay (URAA) của Mỹ – một đạo luật nhằm chuyển hóa các quy định của WTO thành luật nội địa - có nêu: các vấn đề liên quan đến Hiệp định WTO (bao gồm việc rút khỏi) sẽ do Quốc hội Mỹ quyết định.

Nguồn: ICTSD

Từ khóa: WTO, cơ quan phúc thẩm, thẩm phán, Mỹ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007425462
Go to top