Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Các chuyên gia Malaysia hoan nghênh hiệp định thương mại tự do

C2

Các chuyên gia cho rằng hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng nhưng lại khiến các nước có năng lực sản xuất thấp gặp rủi ro.

Các chuyên gia nổi tiếng tại Malaysia hoan nghênh việc kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 37, xem đây là bước phát triển đột phá đối với các nước trong khu vực sau nhiều năm đàm phán.

Ahamed Kameel Mydin Meera, chủ tịch Phong trào Công lý Tiền tệ, phát biểu với tờ Anadolu Agency rằng, hội nghị cấp cao ASEAN cho thấy hiệu quả đạt được bất chấp các điều kiện hạn chế do đại dịch.

Theo ông Mydin, các quốc gia trong khu vực đã đưa ra được những đề xuất cụ thể, đặc biệt về các chính sách đẩy mạnh kinh tế. Các giải pháp được đưa ra liên quan đến dịch Covid-19 cũng mang tính xây dựng và thực tế.

ông Mydin cho rằng việc kí kết hiệp định RCEP là kết quả của 8 năm đàm phán và là một thành tựu to lớn. Các hiệp định thương mại tự do toàn diện như trên vừa có mặt tích cực và tiêu cực. Việc bãi bỏ thuế quan tạo điều kiện cho các nước tham gia kí hiệp định được tự do lưu thông hàng hóa thương mại.

Nó cũng tạo cơ hội cho người tiêu dùng có được sản phẩm nhập khẩu với mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, những nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với những thiệt hại từ hiệp định này, và không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng ngành. Do đó, Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán của RCEP.

Ông Mydin lưu ý rằng, hiệp định thương mại tự do có thể dẫn đến nguy cơ phụ thuộc vào nước ngoài đối với các nước có năng lực sản xuất thấp hơn.

“Lấy Malaysia làm ví dụ. Malaysia chưa đạt được mức độ cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp. Nhập khẩu lương thực của Malaysia ở mức cao. Ông cho biết, một số quốc gia ngừng xuất khẩu lương thực sang Malaysia trong thời gian diễn ra dịch COVID-19 khiến Malaysia rơi vào tình trạng rất khó khăn.

Ông nhấn mạnh rằng bất chấp một số rủi ro, hiệp định RCEP là cơ hội đáng kể cho các nền kinh tế bị thiệt hại trong đại dịch.

Về quan hệ giữa ASEAN và Mỹ, Mydin cho biết "ASEAN sẽ duy trì thái độ trung lập trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc."

“Điều không thể tránh khỏi là thỏa thuận RCEP sẽ làm tăng sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, nhưng các nước ASEAN sẽ không mạo hiểm trong quan hệ của họ với Mỹ”.

Ahmad Fauzi Abdul Hamid, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sains ở Malaysia cho biết, thỏa thuận RCEP là kết quả của sự giảm dần ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.

“Chúng tôi không thể biết liệu việc Trung Quốc nhảy vào khoảng trống mà Mỹ để lại sẽ dẫn đến sự thống trị hay bá chủ về kinh tế hay không, nhưng Trung Quốc sẽ sử dụng những lợi thế mà RCEP mang lại để củng cố cho tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông và hiện thực lý tưởng Sáng kiến Vành đai và Con đường.” Hamid cho biết.

Ông cảnh báo các nước ASEAN không nên ký thỏa thuận một cách dễ dàng mà nên đặt ra các điều kiện của riêng mình sau khi đánh giá toàn diện về chính trị và an ninh quốc gia.

Hamid nhấn mạnh các nước ASEAN cần tham gia đối thoại và hợp tác hơn bao giờ hết.

Giáo sư Ahmad Azam Abdul Rahman, thành viên của Ủy ban Nhân quyền Thường trực Độc lập (IPHRC) của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) cho biết “thỏa thuận này bao phủ 2,1 tỷ người và 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Không nghi ngờ gì nữa, thỏa thuận này sẽ cải thiện sự hội nhập kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương và mở ra những cánh cửa mới cho nhiều loại hình hợp tác khác nhau”.

Ông cũng cho biết, ASEAN là một tổ chức đầy hứa hẹn về xu hướng gia tăng sức mạnh kinh tế.

“ASEAN sẽ duy trì cách tiếp cận thực tế vì lợi ích khu vực và giữ thái độ trung lập trước sự cạnh tranh của các siêu cường quốc”.

Nguồn: AA.com

Từ khóa: Malaysia, hiệp định thương mại tự do

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393017
Go to top