Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP: Hiệp định thương mại tự do hình thành trong 10 năm và 5 điều cần biết về Hiệp định

C1Gần 10 năm sau khi được đề xuất ý tưởng tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali năm 2011, hiệp ước thương mại lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – cuối cùng được ký kết vào ngày 15/11 vừa qua.

Với sự tham gia của 10 thành viên ASEAN, cùng với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, RCEP bao gồm gần 1/3 dân số thế giới và đóng góp khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

RCEP sẽ xóa bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các bên trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực, và sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ trong khu vực.

Hiệp định cũng nhằm mục đích thiết lập một bộ quy tắc thương mại chung và bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống không có trong một số hiệp định hiện có, chẳng hạn như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.

Dưới đây là năm điều cần lưu ý về Hiệp định:

1. YẾU TỐ ĐẠI DỊCH COVID-19

Mặc dù hình thức đàm phán trực tuyến đã khiến quá trình rà soát pháp lý - một quy trình trong đó các luật sư, người phiên dịch và các chuyên gia kiểm tra và chỉnh sửa văn bản của Hiệp định - trở nên phức tạp hơn, hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 mang lại là yếu tố thúc đẩy việc hoàn tất thỏa thuận để các nước thành viên nhanh chóng được hưởng lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan và rào cản thương mại.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng, được công bố sau các cuộc đàm phán trực tuyến vào tháng 8, cho biết việc ký kết Hiệp định RCEP sẽ nâng cao sự tin tưởng trong giao dịch thương mại, cũng như thể hiện sự ủng hộ của khu vực đối với một hệ thống thương mại đa phương mở cửa, mang tính toàn diện và dựa trên các quy tắc.

“Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh Hiệp định RCEP sẽ đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực phục hồi sau đại dịch, cũng như góp phần gia tăng tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế khu vực và toàn cầu”

Ngoài ra, cuộc chiến thương mại tăng thuế quan của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã tạo thêm động lực để thúc đẩy việc ký kết Hiệp định RCEP, vốn chỉ tiến triển chậm chạp kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2012.

2. AI ĐƯỢC HƯỞNG LỢI?

Tất cả các bên tham gia RCEP đều có lợi.

Jason Ji - Giáo sư trợ lý về nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết: Campuchia, Thái Lan và Việt Nam có thể sẽ gia tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu theo Hiệp định.

Theo ông, các lĩnh vực chính được hưởng lợi bao gồm lĩnh vực xây dựng của Thái Lan, ngành công nghiệp thực phẩm chế biến của Singapore và Malaysia, và lĩnh vực sản xuất của Lào.

Pan Zhengqi - Giảng viên cao cấp của Đại học Khoa học Xã hội Singapore (SUSS) cho biết: kết quả quan trọng của Hiệp định RCEP là giúp tạo thuận lợi cho các chuỗi cung ứng phức tạp, điều này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển ngành điện tử của Hàn Quốc.

Đối với Việt Nam, ông nói, việc hạ thấp các rào cản thương mại và tăng cường tiếp cận thị trường sẽ có lợi cho các ngành viễn thông, dệt may và da giày.

Về phía Trung Quốc, là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, sẽ thu được nhiều lợi nhất từ ​​Hiệp định. Theo ông Pan, cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy nhờ vào năng lực xuất khẩu và nhập khẩu lớn của đất nước. Qua việc trao đổi kỹ thuật, phương pháp sản xuất theo Hiệp định cũng sẽ giúp Trung Quốc nâng cao chuỗi giá trị.

3. SỰ RÚT LUI CỦA ẤN ĐỘ

Hiệp định RCEP sẽ có 15 quốc gia thay vì 16 quốc gia tham gia, sau khi Ấn Độ tuyên bố vào tháng 11 năm ngoái rằng họ sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán.

Ấn Độ có những lo ngại lớn về mất cân bằng thương mại, vì nước này có thâm hụt thương mại với 11 trong số 15 quốc gia tham gia RCEP.

Vì lo ngại rằng thỏa thuận có thể dẫn đến việc tràn ngập các sản phẩm công nghiệp và nông sản vào thị trường của mình, nên Ấn Độ đã không sẵn sàng xóa bỏ thuế quan đối với nhiều ngành công nghiệp nhạy cảm.

Tuy nhiên, cánh cửa vẫn mở cho Ấn Độ tái gia nhập là quan điểm mà một số nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra với Thủ tướng Narendra Modi tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào hôm thứ Năm.

James Crabtree - Phó giáo sư - Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu cho biết: quyết định không tham gia của Ấn Độ là một bước lùi đối với thỏa thuận nhưng là một "sai lầm lịch sử" đối với chính Ấn Độ.

Ông nói: “Việc rút lui của Ấn Độ có thể đã giúp thỏa thuận dễ dàng hoàn tất hơn, nhưng cũng khiến cho hiệp định này bị thống trị bởi Trung Quốc, và điều này khiến cho các quốc gia Đông Nam Á thất vọng”.

“Đối với Ấn Độ, sự kiện trên báo hiệu sự quay lưng của nước này đối với mở cửa kinh tế, và khiến cho New Delhi nằm ngoài cả hai khối kinh tế mà được xác định sẽ là tương lai của châu Á là RCEP và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) gồm 11 thành viên.”

Giáo sư Ji - Đại học Nhân Dân Trung Quốc cho biết: sự rút lui của Ấn Độ không phải là không thể không thay đổi được, và sự vắng mặt của nó cũng không ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi và chất lượng của Hiệp định, bởi vì phần lớn các cuộc đàm phán đã được kết thúc với sự tham gia của Ấn Độ.

“Điều đó nói lên rằng, RCEP tạm thời trở thành một ‘siêu FTA’ quy mô nhỏ bởi vì sự vắng mặt của Ấn Độ”

4. SỰ KẾT HỢP VỚI CPTPP Ở ĐÂU?

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, ban đầu bao gồm Mỹ, được coi là đối trọng với RCEP, và việc RCEP bao gồm Ấn Độ để cân bằng với Trung Quốc. Nhưng không có kịch bản nào diễn ra theo cách nó được lên ý tưởng như ban đầu.

CPTPP, phát triển từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sau khi ông Donald Trump rút khỏi Hiệp định- một trong những hành động đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống, đã được ký kết vào năm 2018 gồm 11 quốc gia, và có 07 quốc gia trong số đó cũng tham gia trong RCEP: Australia, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam. Các thành viên CPTPP còn lại là Canada, Chile, Mexico và Peru.

CPTPP loại bỏ thuế quan nhiều hơn và bao gồm các điều khoản về tiêu chuẩn lao động và môi trường, các điều khoản mà RCEP không có.

Tuy nhiên, một số ít người vẫn đang chờ đợi Mỹ sẽ sớm quay trở lại bàn đàm phán.

Tiến sĩ Pan của SUSS cho biết: “RCEP cung cấp cho Trung Quốc nhiều sự giúp đỡ rất cần thiết từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu.”

Tuy nhiên, cả CPTPP và RCEP đều được coi là những khối kiến tạo nên một tầm nhìn thương mại tự do lớn hơn nhiều bao trùm khắp Thái Bình Dương: Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương, mà các thành viên của Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đề xuất ý tưởng từ năm 2004.

5. TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG ÚC-TRUNG QUỐC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH?

Sau khi Úc chọc giận đối tác thương mại lớn nhất của mình là Trung Quốc hồi tháng 4 khi kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus coronavirus (Covid-19), chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh ngừng nhập khẩu các sản phẩm của Úc như than đá, lúa mạch và rượu vang.

Một số chuyên gia cho rằng cuộc tranh cãi thương mại đang diễn ra giữa Úc và Trung Quốc có thể cản trở sự hợp tác trong khuôn khổ RCEP.

Nhưng Tiến sĩ Pan của SUSS cho biết Hiệp ước thương mại này có thể hữu ích trong việc giảm leo thang căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc vì: Nó hạn chế hành động của cả hai nước trong khuôn khổ dựa trên luật lệ. Ông phát biểu: “Như vậy, các nước tham gia - ngay cả các cường quốc lớn như Trung Quốc - có thể không sẵn sàng sử dụng thương mại như một đòn bẩy chiến lược”, đồng thời chỉ ra rằng hành vi của Trung Quốc trong RCEP sẽ định hình danh tiếng và độ tin cậy của nước này, cũng như thay đổi hành vi của các nước khác đối với nó.

Ông cũng cho rằng: Qua việc hỗ trợ các cuộc thảo luận thường xuyên giữa các thành viên, Hiệp định thương mại cũng sẽ giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin và thúc đẩy hợp tác.

Bất chấp những vấn đề nêu trên, các nhà phân tích đồng ý rằng vấn đề chính bây giờ là chứng minh rằng RCEP hữu ích cho cả các bên tham gia.

Khi đề cập đến các hiệp định mà ASEAN đã ký riêng với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Giáo sư Ji của Đại học Renmin cho biết: “RCEP sẽ không thay thế các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ trước, ví dụ như các Hiệp định Asean +”.

“Nhưng RCEP sẽ cải thiện các hiệp định này và tạo thuận lợi đàm phán về các quy tắc thương mại và thủ tục hải quan có trật tự và thống nhất.”

Nguồn: The Straits Times

Từ khóa: hiệp định RCEP, năm điều cần biết

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387971
Go to top