Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP mở ra kỉ nguyên mới cho toàn cầu hóa khi Mỹ vẫn đang loay hoay với chủ nghĩa đơn phương của mình

C3

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do được ASEAN khởi xướng vào năm 2012, đã được kí kết vào ngày 15/11. RCEP ban đầu bao gồm 10 thành viên ASEAN và 6 quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.

RCEP có quy mô khổng lồ và bao phủ một loạt các vấn đề từ thương mại hàng hóa, giải quyết tranh chấp và đầu tư đối với sở hữu trí tuệ, thương mại kỹ thuật số, tài chính và viễn thông. Mặc dù Ấn Độ đã quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP do tranh cãi về thuế quan và thâm hụt thương mại với các nước khác, tuy nhiên 15 thành viên còn lại đã rất nỗ lực và cuối cùng hiệp ước thương mại lớn nhất thế giới đã được kí kết.

RCEP sẽ tạo ra khu thương mại tự do lớn nhất thế giới. Việc ký kết hiệp định cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Usana Berananda, Tổng giám đốc Vụ Các vấn đề ASEAN của Thái Lan cho biết hôm 5/11, đây là lần đầu tiên mà ASEAN thực hiện kí kết một hiệp định thông qua phương thức trực tuyến. RCEP đặc biệt trở nên quan trọng trong tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành. Tất cả các quốc gia cần tìm kiếm sự hợp tác sâu rộng hơn trong bối cảnh khủng hoảng chung. Việc ký kết RCEP là một thắng lợi lớn của chủ nghĩa đa phương trước chủ nghĩa đơn phương, và là sự lựa chọn tất yếu của các nước tham gia để đối phó với những thách thức trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Trong tương lai, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ hội nhập hơn nữa và đạt đến sự hợp tác sâu rộng hơn bao giờ hết. RCEP sẽ giúp Trung Quốc và ASEAN tăng cường sự tin cậy và hợp tác lẫn nhau, thúc đẩy một cộng đồng vì tương lai chung cho cả hai bên.

Trung Quốc và ASEAN có trách nhiệm cùng nhau đấu tranh chống lại chủ nghĩa toàn cầu hóa và bảo hộ mậu dịch, đồng thời nỗ lực mang lại triển vọng tươi sáng cho khu vực và thế giới. Bất chấp những ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng của COVID-19, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tăng. Theo số liệu, ASEAN đã vượt qua EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong –6 tháng đầu năm 2020.

Việc ký kết RCEP cũng tác động tích cực đến Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực và tăng cường chính sách truyền thông với các nước thuộc BRI. Dựa trên Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về RCEP vào tháng 11/2019, các bên đã nhất trí sẽ trực tiếp thúc đẩy việc kết nối các cơ sở hạ tầng thông qua BRI. Theo đó, tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào và tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung do Trung Quốc xây dựng sẽ sớm mang lại lợi ích cho người dân trong khu vực.

Rõ ràng, BRI mang lại lợi ích chung. Trong giai đoạn quan trọng khi chiến đấu với dịch COVID-19, BRI đã thể hiện những lợi thế độc đáo giữa Trung Quốc và ASEAN.

Tuy nhiên, việc ký kết RCEP sẽ là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Trump, với mong muốn thúc đẩy xung đột thương mại bằng mọi giá. Điều này giải thích tại sao Marc Knapper, Phó trợ lý ngoại trưởng đặc trách quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản, kêu gọi 2 nước này nên đứng lên và lên tiếng khi thấy hành vi xấu từ Trung Quốc.

Đối mặt với việc ký kết RCEP, Washington chỉ còn rất ít lựa chọn. Một trong những lựa chọn là sau khi ông Joe Biden nhậm chức, Mỹ có thể quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà cựu tổng thống Barack Obama từng thúc đẩy. Nhưng sau khi Mỹ rút khỏi, TPP đã được đổi thành CPTPP - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Đúng với tên gọi mới “toàn diện” và “tiến bộ”, CPTPP ngày càng trở nên khả thi hơn. Trước đây, TPP chủ yếu tập trung vào thương mại, nhưng CPTPP bao gồm cả đầu tư. 11 thành viên của CPTPP đều là thành viên của APEC và có chung ý chí phát triển hơn nữa. Mỹ chỉ là nước bên ngoài CPTPP. Nếu Mỹ chọn quay lại hiệp định, nước này có sẵn sàng chấp nhận vị trí của một người mới không? Hay sẽ lại thể hiện sự kiêu ngạo của mình?

Mỹ rất có thể sẽ dùng mọi cách, kể cả đối đầu, thù địch và các chiến dịch bôi nhọ để can thiệp vào hoạt động của RCEP. Động thái kích động Hàn Quốc và Nhật Bản của Knapper đã nói lên tất cả.

Nếu Mỹ quay trở lại CPTPP, Washington sẽ cố gắng biến nó thành nền tảng chống lại RCEP. Với chủ nghĩa dân túy ngày càng gia tăng và tâm lý hoang tưởng về Chiến tranh Lạnh, Mỹ có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh lạnh mới về kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Nhưng quyền lựa chọn không nằm trong tay Mỹ, mà nằm trong tay các thành viên CPTPP. Trong thời đại toàn cầu hóa mới với những chiến lược hợp tác đôi bên cùng có lợi, người ta phải đặt câu hỏi, liệu họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa đa phương và chuyển sang chủ nghĩa đơn phương?

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không phản ánh quan điểm của website

Nguồn: Global Times

Từ khóa: hiệp định RCEp, toàn cầu hóa, Mỹ, chủ nghĩa đơn phương

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393602
Go to top