Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtEVFTAPhân tích đánh giá tác độngHiệp định thương mại EU - Việt Nam: Tạo cơ hội kinh tế - bảo vệ các giá trị

Hiệp định thương mại EU - Việt Nam: Tạo cơ hội kinh tế - bảo vệ các giá trị

EVFTA

Ủy ban châu Âu – tài liệu

Brussel, 17/10/2018.

1. Loại bỏ thuế quan

Hiệp định thương mại EU-Việt Nam loại bỏ hơn 99% dòng thuế trong biểu thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQs), với mức thuế trong hạn ngạch là 0%.

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế. Các dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ dần trong thời hạn 10 năm. Cam kết xóa bỏ thuế quan của EU cho hàng hóa của Việt Nam sẽ được thực hiện dần trong vòng 7 năm. Sự chênh lệch trong cam kết giữa hai phía là do có tính đến thực tế Việt Nam là quốc gia đang phát triển.

Hiệp định này sẽ loại bỏ thuế cho một loạt các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của EU như sau:

Sản phẩm Mức cam kết của Việt Nam

Mức thuế

hiện tại

Hầu hết các loại máy móc và thiết bị Xóa bỏ thuế ngay 35%
các loại máy móc và thiết bị còn lại Xóa bỏ thuế trong vòng 5 năm 35%
Xe mô tô phân khối lớn trên 150 cc Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm 75%
xe ô tô Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm 78%
Phụ tụng ô tô Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm 32%
Khoảng một nửa dược phẩm Xóa bỏ thuế ngay 8%
Tất cả vải dệt Xóa bỏ thuế ngay 12%
Gần 70% sản phẩm hóa chất Xóa bỏ thuế ngay 5%
Các hóa chất còn lại Xóa bỏ thuế sau 3, 5, hoặc 7 năm, tương ứng với từng loại nhất định 8%
Rượu và đồ uống có cồn Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm 50% và 48%
Thịt lợn đông lạnh Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm  
Thịt bò Xóa bỏ thuế trong vòng 3 năm  
Thịt gà Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm  
Các sản phẩm sữa Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 5 năm  
Thực phẩm chế biến Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 7 năm  

Đối với các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm, EU sẽ không mở cửa hoàn toàn cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, mà sẽ áp dụng hạn ngạch miễn thuế để hạn chế về số lượng, bao gồm các mặt hàng: gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, trứng, đường, và sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, và các tinh bột khác, ethanol, Surimi (thanh cua) và cá ngừ đóng hộp.

Việc xóa bỏ thuế nhập khẩu cho một số hàng hóa của Việt Nam, ví dụ như dệt may và da giầy, sẽ có lộ trình lâu hơn lên đến 7 năm. Để được hưởng ưu đãi, các sản phẩm này phải đáp ứng quy tắc xuất xứ trong hiệp định, yêu cầu sử dụng vải sản xuất ở EU, Việt Nam hoặc Hàn Quốc – một đối tác khác mà EU đã ký FTA. Quy tắc này nhằm đảm bảo các sản phẩm từ quốc gia khác không có FTA với EU sẽ không thể lợi dụng Hiệp định để tiếp cận ưu đãi thị trường EU thông qua Việt Nam.

Bên cạnh việc xóa bỏ thuế nhập khẩu, Việt Nam cũng sẽ dỡ bỏ thuế cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU; và Việt Nam cũng đã đồng ý không tăng thuế nhập khẩu đối với số ít hàng hóa còn lại nằm trong danh mục loại trừ.

2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý của EU

Việt Nam cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 169 sản phẩm đồ uống và thực phẩm của EU, ví dụ như rượu sâm-banh, phô mai Parmigiano Reggiano, rượu vang Rioja, hay phô mai Feta. Quy định này sẽ có lợi cho người nông dân và doanh nghiệp nhỏ của EU sản xuất các sản phẩm truyền thống này.

Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cũng sẽ được công nhận và bảo hộ tại thị trường EU, giúp đẩy mạnh hơn nữa việc nhập khẩu các sản phẩm chất lượng như trà Mộc Châu hay như cà phê Buôn Ma Thuột.

Hiệp định còn cho phép bổ sung thêm các chỉ dẫn địa lý mới vào danh sách được bảo hộ hiện tại.

3. Giảm hàng rào phi thuế quan cho hàng xuất khẩu của EU

EU và Việt Nam đã thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT). Đặc biệt, Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình. Hiệp định cũng bao gồm một chương về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), để việc mua bán các sản phẩm động thực vật được diễn ra thuận lợi hơn. Quan trọng hơn, Việt Nam sẽ công nhận EU như một khu vực thống nhất khi xem xét cấp phép các sản phẩm xuất khẩu động thực vật của EU.

Hiệp định có một phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực;

Đồng thời, vì tính hội nhập thị trường của EU ngày càng cao, Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một nước EU.

Các điều khoản về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bán sản phẩm động thực vật cũng sẽ được nới lỏng, nhằm tạo thuận lợi hơn cho hàng hóa EU được tiếp cận thị trường Việt Nam.

4. Mua sắm công

Nhờ vào Hiệp định này, các doanh nghiệp EU sẽ hưởng lợi khi có được một mức độ tiếp cận thị trường mua sắm công của Việt Nam mà không một doanh nghiệp của quốc gia nào có được.

Các doanh nghiệp EU có thể tham gia thầu trong các gói thầu của các bộ ngành, của các doanh nghiệp nhà nước quan trọng, và của hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương mua sắm chính phủ trong Hiệp định thương mại EU – Việt Nam hoàn toàn tương đương với Hiệp định về mua sắm chính phủ (GPA) của WTO, vì vậy, đạt được một mức độ minh bạch và công bằng thủ tục so với các hiệp định thương mại khác mà EU đã ký với các nước phát triển và các nước đang phát triển có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam.

5. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và xã hội

EU và Việt Nam đã thống nhất một chương khá toàn diện và mạnh mẽ về thương mại và phát triển bền vững, bao gồm một loạt các cam kết như:

-          Thực thi hiệu quả các hiệp định môi trường quốc tế, như Hiệp định Paris.

-          Ngăn ngừa một cuộc chạy đua xuống đáy: không nới lỏng các quy định phát luật về môi trường và lao động để thu hút thương mại và đầu tư.

-          Việt Nam cam kết hành động trong các lĩnh vực như: bảo tồn và quản lý bền vững động vật hoang dã, đa dạng sinh học, quản lý rừng và đánh bắt cá.

-          Tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự, dưới hình thức giám sát và tham vấn, trong việc thực thi chương Thương mại và Phát triển bền vững ở cả hai bên.

-          Cơ chế giải quyết tranh chấp được thiết kế riêng cho chương Thương mại và Phát triển bền vững.

6. Xúc tiến dân chủ và tôn trọng nhân quyền

Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam sẽ có mối liên hệ pháp lý với Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện EU-Việt Nam (PCA). Mối liên hệ này cho phép trì hoãn thực thi Hiệp định thương mại, trong trường hợp có vi phạm nhân quyền.

7. Tạo ra sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp EU và sản phẩm sáng tạo

Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân khi doanh nghiệp nhà nước tham gia các hoạt động thương mại. Hiệp định cũng bao gồm các quy tắc về minh bạch và tham vấn đối với các khoản trợ cấp trong nước. Đây là các quy tắc tham vọng nhất mà Việt Nam từng cam kết trong một hiệp định quốc tế từ trước đến nay.

Về quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam cam kết bảo hộ ở mức độ cao, vượt các tiêu chuẩn trong Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Với hiệp định này, các sáng tạo, tác phẩm nghệ thuật và thương hiệu của EU sẽ được bảo hộ tốt hơn trước nạn sao chép trái phép, nhờ vào các điều khoản thi hành mạnh mẽ.

Về dược phẩm, Việt Nam cam kết tăng cường bảo hộ độc quyền dữ liệu cho dược phẩm của EU, và nếu cơ quan có thẩm quyền chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm thì thời hạn bảo hộ sáng chế có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 2 năm. Việt Nam cũng đưa ra các cam kết tham vọng liên quan đến mua sắm dược phẩm, ví dụ như cho phép các doanh nghiệp có vốn của EU được nhập khẩu và bán thuốc cho nhà phân phối và các nhà bán buôn ở Việt Nam.

8. Mở cửa thị trường Việt Nam cho các nhà cung cấp dịch vụ EU

Việt Nam cam kết mở rộng cửa hơn cho các doanh nghiệp EU đối với một loạt các lĩnh vực dịch vụ như:

- Dịch vụ kinh doanh (business services)

- Dịch vụ môi trường

- Dịch vụ bưu chính và chuyển phát

- Ngân hàng

- Bảo hiểm

- Vận tải biển

Hơn nữa, Hiệp định trên sẽ bao gồm một điều khoản cho phép các cam kết cao nhất của Việt Nam trong các FTA khác đang được đàm phán tại thời điểm hiện tại sẽ được đưa vào trong Hiệp định thương mại EU – Việt Nam.

9. Xúc tiến đầu tư song phương

Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ EU trong một số ngành sản xuất trọng điểm như:

- Thực phẩm và đồ uống

- Phân bón và hợp chất nitơ

- Săm lốp

- Găng tay và sản phẩm nhựa

- Đồ gốm

- Vật liệu xây dựng

10. Giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định thương mại EU – Việt Nam thì nhanh hơn và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các lĩnh vực trong hiệp định và được thiết kế để trở thành phương án cuối cùng, nếu EU và Việt Nam không thể tìm ra hướng giải quyết bằng các hình thức khác. Hiệp định cho phép khả năng tham vấn chính thức và hòa giải tự nguyện để khắc phục các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương mại song phương.

Tài liệu này dựa trên quan điểm của EU. Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cập nhật thêm thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: Europa

Từ khóa: Hiệp định thương mại EU – Việt Nam, cam kết

Chuyên mục EU-VN FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408560
Go to top