Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcCác doanh nghiệp Hàn Quốc xem xung đột Mỹ - Trung là thách thức kinh doanh lớn

Các doanh nghiệp Hàn Quốc xem xung đột Mỹ - Trung là thách thức kinh doanh lớn

7616191633705271

Cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) cho thấy có 40,9% doanh nghiệp xem “xung đột Mỹ - Trung” là vấn đề thương mại gây khó khăn nhất đối với họ.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc gọi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là vấn đề thương mại gây đau đầu nhất trong các hoạt động giao thương quốc tế của mình.

KCCI đã công bố kết quả hôm 25/4, đến từ các cuộc khảo sát qua điện thoại và email với 301 doanh nghiệp Hàn Quốc (58 tập đoàn lớn, 141 công ty tầm trung và 102 doanh nghiệp vừa và nhỏ) vào đầu tháng 4.

Kết quả cho thấy, 40,9% doanh nghiệp xem “xung đột Mỹ-Trung” là vấn đề thương mại gây khó khăn lớn nhất cho họ. Các vấn đề khó khăn tiếp theo là “tiêu chuẩn xuất xứ khắt khe hơn” (25,2%), “gia tăng hàng rào phi thuế quan” (24,3%), “tiêu chuẩn lao động khắt khe hơn” (11,0%), “thuế doanh nghiệp toàn cầu và gia tăng các loại thuế khác” (9,6%), “thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu (GVC)” (8,3%) và “quá trình chuyển đổi kỹ thuật số” (3,7%).

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Mỹ xem “tiêu chuẩn xuất xứ khắt khe hơn” là nỗi lo lớn nhất của họ (24,3%), theo sau là “gia tăng hàng rào phi thuế quan” (22,2%), “tăng thuế chống bán phá giá và các quy định nhập khẩu khác” (18,5%), “các quy định mới hoặc nghiêm ngặt hơn về môi trường và lao động” (15,3%), “đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các đồng minh” (14,3%), và “áp dụng thuế doanh nghiệp toàn cầu và gia tăng các loại thuế khác” (4,8%).

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Trung Quốc cho biết quan điểm cứng rắn hơn của Washington đối với Bắc Kinh là vấn đề đau đầu nhất của họ (41,7%), theo sau là “tăng cường an ninh” (20,6%), “ảnh hưởng kéo dài của việc triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối” (19,4%) và “sự suy yếu của GVC xoay quanh Trung Quốc” (17,8%).

Các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Liên minh châu Âu (EU) nêu ra các khó khăn là “tăng tiêu chuẩn môi trường như cơ chế cân bằng carbon” (34,1%) và “tăng hàng rào phi thuế quan” (30,3%).

Cũng theo khảo sát, chính sách thương mại ưu tiên mà các công ty mong muốn nhất từ ​​chính phủ là “mở rộng hợp tác song phương, chẳng hạn như thông qua các hiệp định thương mại tự do” (40,0%). Khi kết hợp với 10,6% số doanh nghiệp được hỏi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “tăng cường tham gia vào các hiệp định mở rộng thương mại đa phương”, điều này có nghĩa là hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát xem việc gia tăng các hiệp định thương mại là ưu tiên.

Các mong mỏi chính sách khác mà các doanh nghiệp nêu ra bao gồm “phản ứng mạnh mẽ hơn với các hàng rào phi thuế quan” (24,5%), “ứng phó với các vấn đề mới liên quan đến, lao động, môi trường và quá trình chuyển đổi kỹ thuật số” (18,9%) và “phản ứng với thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu của các nền kinh tế lớn ”(6,0%).

Chỉ 2% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng Hàn Quốc “không nên tham gia” vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong khi đa số ủng hộ việc tham gia này, theo kết quả cho thấy. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 36,2% ủng hộ “tham gia lâu dài nhưng tạm thời dừng lại”, trong khi 23,9% ủng hộ “sẽ tham gia nếu Hoa Kỳ tham gia”.

CPTPP có hiệu lực từ tháng 12/2018 với 11 quốc gia thành viên, bao gồm Nhật Bản, Australia, Canada và Mexico.

Khi được hỏi những thay đổi gần đây trong môi trường thương mại sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh, 42,5% doanh nghiệp dự đoán nó sẽ trở nên “khó khăn hơn”, so với 48,2% người dự đoán “không có ảnh hưởng lớn” và 9,3% người dự đoán sẽ “cải thiện”.

Khi được hỏi liệu các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch ứng phó với những thay đổi môi trường thương mại chưa thì có 86,0% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chưa (75,9% tập đoàn lớn, 85,8% công ty thị trường trung bình và 92,0% doanh nghiệp vừa và nhỏ), trong khi 14,0% cho biết họ đã có kế hoạch.

Nguồn: Hankyoreh

Từ khóa: mở rộng thương mại, đa phương, chuyển đổi kỹ thuật số, thay đổi môi trường, CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392549
Go to top