Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcChuyên gia nhận định, CPTPP tiếp tục thu hút thêm nhiều thành viên, RCEP khó có khả năng hoàn tất trong năm nay

Chuyên gia nhận định, CPTPP tiếp tục thu hút thêm nhiều thành viên, RCEP khó có khả năng hoàn tất trong năm nay

RCEP2612

Thứ năm vừa qua (10/1) một nhóm các chuyên gia thương mại và các nhà ngoại giao Châu Á đã nhận xét rằng, sẽ khó có chuyện Mỹ và Trung Quốc cùng ngỏ ý tham gia CPTPP - một hiệp định thương mại quan trọng tại khu vực Vành đai Thái Bình Dương vừa có hiệu lực gần đây, mặc dù hai nước này đều sẽ có lợi nếu làm như vậy.

Tuy nhiên, họ cho biết, hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của 11 quốc gia vẫn sẽ tiếp tục thu hút nhiều lời đề nghị xin gia nhập, cho dù quy trình gia nhập sẽ mất nhiều thời gian do những tiêu chuẩn cao của hiệp định.

Các chuyên gia còn dự báo rằng, các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một hiệp định do ASEAN dẫn dắt – cũng sẽ khó có khả năng hoàn thành trong năm nay, do khó khăn trong việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa nhiều quan điểm khác nhau của mỗi nước, nhất là khi nhiều nước sẽ bước vào kỳ bầu cử chính phủ trong năm nay.

Phát biểu tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á, trong một hội nghị thảo luận về tương lai thương mại của Châu Á, các tham luận viên đã đưa ra dự báo về những nước tiếp theo có khả năng tham gia CPTPP, triển vọng của RCEP, và tầm ảnh hưởng của hai hiệp định này đối với tình hình căng thẳng thương mại đang tiếp diễn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hội nghị này có sự tham dự của Đại sứ Singapore tại Mỹ, ông Ashok Mirpuri, người đồng cấp phía Thái Lan, ông Virachai Plasai, các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ thời tổng thống Obama, Wendy Cutler và Michael Froman, và giáo sư thương mại quốc tế Peter Petri đến từ Trường Kinh doanh Quốc tế Brandeis.

Ông Froman, người dẫn dắt quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu (TPP), hiệp định mà Mỹ rút lui từ khi Tổng thống Donald Trump nắm quyền, cho biết việc bị loại ra khỏi hiệp định là một bất lợi đối với các nhà xuất khẩu Mỹ, họ đang để mất cơ hội tiếp cận thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Và mặc dù các chuyên gia gợi ý rằng Mỹ có thể tái gia nhập hiệp định, điều đó sẽ khó có thể xảy ra dưới thời chính quyền Trump.

Giáo sư Petri cho biết, mặc dù ông không nghĩ Trung Quốc sẽ đăng ký gia nhập CPTPP, nhưng những quy tắc trong hiệp định thương mại này về các vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ, quản lý doanh nghiệp nhà nước và chuyển giao dữ liệu đều là những khuôn mẫu có thể giúp Trung Quốc đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩn toàn cầu - những vấn đề này là cũng là điểm nóng trong cuộc chiến đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông nói: “Cam kết của Trung Quốc sẽ là bằng chứng mạnh mẽ cho cả thế giới thấy rằng họ đang nghiêm túc điều chỉnh các chính sách của mình để phù hợp với luật lệ toàn cầu”. Ông cho biết thêm rằng, nhiều điều khoản trong CPTPP cũng tương đồng với những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, như mở cửa nền kinh tế, phát triển mạnh các ngành công nghiệp đột phá.

Ông Froman nhận định sẽ còn một chặng đường dài phải vượt qua trước khi Trung Quốc đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của hiệp định thương mại, nhưng khi càng có nhiều quốc gia tham gia CPTPP, Trung Quốc sẽ có thêm động lực để nâng cao tiêu chuẩn của mình để đủ điều kiện gia nhập.

Bộ trưởng các nước thành viên CPTPP sẽ họp mặt tại Tokyo vào cuối tuần này (19/1) để bàn về khả năng kết nạp các thành viên mới. Các chuyên gia cho biết, có nhiều nước đang quan tâm đến hiệp định này như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Vương quốc Anh.

Ông Mirpuri nói: “Các nước đã bắt đầu xếp hàng. Và chúng ta cũng đã sẵn sàng để kết nạp họ mà không hạ thấp bất cứ tiêu chuẩn nào… Đây không phải là một hiệp định đơn giản để tham gia.”

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã dẫn đến những bất ổn về kinh tế, đang ảnh hưởng không chỉ đến Singapore mà còn đến cả khu vực, ông nói: “Khi nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới đối đầu với nhau, tất cả các nước còn lại đều bị ảnh hưởng… Việc hai đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN có quan điểm khác nhau về các tiêu chuẩn thương mại cũng tạo ra rất nhiều bất ổn”.

Tuy nhiên, những tuyên bố đưa ra từ vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần này cũng rất đáng khích lệ, ông nói: “ Chúng ta có thể nhìn thấy một vài hướng đi”.

Vị đại sứ cho rằng mặc dù ý tưởng Trung Quốc gia nhập CPTPP nghe rất hấp dẫn, vẫn có khả năng là Mỹ sẽ không còn muốn gia nhập nếu điều này xảy ra, tạo ra một vết rạn nứt trong nền kinh tế khu vực, bị chia rẽ theo hai thái cực thân Mỹ và thân Trung Quốc.

Khát vọng của Singapore về một khu vực tự do thương mại toàn Châu Á – Thái Bình Dương - với TPP và RCEP là những bước khởi đầu – có thể sẽ không trở thành hiện thực trong tương lai gần, ông nói: “Tôi nghĩ chúng ta đang đối mặt với rủi ro rạn nứt nhiều hơn là hội nhập. Chúng ta phải tránh điều đó”.

“Nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP, tôi đoán Mỹ sẽ nói rằng hiệp định này không còn đủ tốt cho họ, và họ sẽ không tham gia. Làm thế nào để chúng ta có thể giữ được mối quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc mà khu vực có thể được lợi?

Ông Mirpuri: “Chúng tôi lạc quan rằng cuộc đối thoại song phương trong tuần này sẽ cho chúng ta một số định hướng về tương lai của mối quan hệ Mỹ-Trung trong vài năm tiếp theo, và chúng ta sẽ tìm cách thích ứng với điều đó”.

Nguồn: Straits Times

Từ khóa: CPTPP, hội nhập kinh tế, chiến tranh thương mại, toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408154
Go to top