Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcHàn Quốc lưỡng lự về khả năng gia nhập CPTPP

Hàn Quốc lưỡng lự về khả năng gia nhập CPTPP

HanQuoc23032018

Hàn Quốc đang lưỡng lực trước việc gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trước viễn cảnh Thỏa thuận thương mại đa phương này dưới sự dẫn dắt của Nhật Bản đang tạo ra những thách thức to lớn đối với hoạt động xuất khẩu của xứ sở kim chi.

Vào hôm thứ Hai, các chuyên gia của nước này cho rằng CPTPP không có tác động nhiều đến hoạt động thương mại của Hàn Quốc với 11 nước thành viên Hiệp định, do nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đã và đang có hệ thống kết nối thương mại chặt chẽ với hầu hết các quốc gia này; tuy vậy, trên cơ sở tác động quan trọng của CPTPP đến thương mại toàn cầu, Hàn Quốc đang nghiên cứu tính khả thi của việc tham gia Thỏa thuận nêu trên.

Theo nguồn tin chính thức, CPTPP đã có hiệu lực từ ngày 30/12, với đợt cắt giảm thuế đầu tiên được thực thi ngay tại 6 nước đã phê chuẩn Hiệp định.

CPTPP là một thỏa thuận tự do thương mại gồm 11 quốc gia – Nhật Bản, Canada, Mexico, Úc, New Zealand, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile và Peru.

Năm 2017, GDP và thị phần thương mại của tất cả quốc gia thành viên CPTPP lần lượt chiếm 13.9% và 15.2% tổng giá trị toàn cầu, đưa Hiệp định này trở thành thỏa thuận thương mại tự do lớn thứ ba thế giới.

Phần lớn các nước tham gia CPTPP đều là những đối tác thương mại chính của Hàn Quốc, chiếm 23.3% hoạt động xuất khẩu của nước này.

Mặc dù khu vực thương mại tự do tạo thành bởi CPTPP có quy mô khá lớn, tác động của nó lên hoạt động giao thương của xứ sở kim chi là tương đối khiêm tốn, vì Hàn Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự do song phương với hầu hết các nước tham gia Thỏa thuận, ngoại trừ Nhật Bản và Mexico.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết CPTPP sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có trước những đối thủ đến từ Nhật Bản tại thị trường 10 nước thành viên của Hiệp định, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu ô tô, máy móc và hàng điện tử. Trước khi CPTPP có hiệu lực, các nhà xuất khẩu Nhật Bản đang phải chịu mức thuế cao hơn những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng từ Hàn Quốc.

Theo một quan chức của Trung tâm Xúc tiến thương mại-Đầu tư Hàn Quốc thì về mặt giá cả, khi CPTPP đi vào thực thi, những nhà sản xuất của xứ sở kim chi sẽ gặp bất lợi hơn khi cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài khác so với thời gian trước.

Ông này cũng cho biết thêm “Nhiều nhà chế tạo ô tô Nhật Bản đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á, do vậy, giá thành của các cấu phần rời sẽ giảm xuống, kết quả là mặt hàng ô tô đến tay người dùng sẽ rẻ hơn. Đây thực sực là một mối đe dọa đối với các tập đoàn Hàn Quốc trong bối cảnh họ đang phải đau đầu ứng phó với sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại từ những hãng chế tạo Trung Quốc tại khu vực này”.

Một thách thức khác đối với Hàn Quốc do CPTPP tạo ra chính là chi phí cơ hội tại quốc gia Trung Mỹ-Mexico.

Mexico chỉ cấp phép cho dự án công nghiệp có sự bảo trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp đến từ những quốc gia mà nước này đã ký thỏa thuận thương mại tự do. Do không có bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào với Mexico, xứ sở kim chi sẽ để tuột mất cơ hội kinh doanh tại thị trường hơn 100 triệu dân vào tay các công ty Nhật Bản hoặc doanh nghiệp nước ngoài khác.

Mặc dù những thiệt hại tiềm tàng của việc không gia nhập CPTPP là khá rõ ràng, chính phủ Hàn Quốc vẫn do dự về việc trở thành thành viên chính thức thức của CPTPP do thâm hụt thương mại của nước này với Nhật Bản đã chạm mốc 28.31 tỷ đô la vào năm 2017.

Quan chức từ KOTRA nói thêm “Về phần Hàn Quốc, tham gia CPTPP cũng đồng nghĩa với việc ký kết một hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản; đồng thời, việc này cũng làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại song phương với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới”.

Hiện tại, Nhật Bản không áp thuế lên bộ phận cấu thành của phương tiện vận tải cũng như máy móc cơ khí, trong khi đó, Hàn Quốc đánh thuế cao lên các sản phẩm công nghiệp từ xứ sở mặt trời mọc đặc biệt là ô tô, hàng điện tử và máy móc. Nếu hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, hàng nội địa xứ kim chi sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt của hàng Nhật Bản.

Khi Hàn Quốc đang ở trạng thái lưỡng lự về việc trở gia nhập CPTPP, các chuyên gia cũng có ý kiến khác nhau liệu nước này có nên gia nhập hay không.

Ông Sung Tae-yoon, giáo sư tại đại học Yonsei nhận định “Với sự hiện hữu của các Hiệp định tự do thương mại song phương hiện tại cùng việc Mỹ rút khỏi TPP, việc gia nhập Thỏa thuận này là không quá cấp thiết đối với Hàn Quốc. Thay vì ra những quyết định vội vã, Hàn Quốc nên tập trung vào việc nghiên cứu khả thi về những lợi ích, nguy cơ khi có một hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản”.

Giáo sư Lee Phil-sang từ đại học Quốc gia Seoul lại có nhận định khác khi cho rằng Hàn Quốc nên “chủ động thúc đẩy việc gia nhập CPTPP” như là cách giúp quốc gia Đông Bắc Á tăng cường hoạt động giao thương giữa lúc môi trường thương mại toàn cầu đang rất căng thẳng.

Nguồn: Korea Times – LA

Từ khóa: CPTPP, Hàn Quốc, thương mại, Nhật Bản

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407471
Go to top