Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcTổ chức Phụ nữ ở Thái Lan phản đối nước này gia nhập CPTPP

Tổ chức Phụ nữ ở Thái Lan phản đối nước này gia nhập CPTPP

thailandwomen

Thứ ba (4/9) vừa qua, Vụ Đàm phán Thương mại của Thái Lan đã tổ chức phiên điều trần công khai lần thứ hai về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định mà chính phủ nước này vào tháng 3 vừa qua đã bày tỏ muốn tham gia. Khoảng 170 người đến từ các hiệp hội nông dân địa phương, khu vực kinh doanh và các tổ chức phụ nữ của Chiang Mai và các tỉnh lân cận đã tham dự cuộc họp.

Chính phủ đã lắng nghe nhiều ý kiến và quan ngại từ người nông dân và các tổ chức xã hội dân sự, về các vấn đề như khả năng tiếp cận hạt giống và đời sống người nông dân.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Sakon Waranyawattana tuyên bố, mục đích của buổi điều trần công khai này là thu thập ý kiến và mối quan tâm từ các bên liên quan ở các lĩnh vực khác nhau liên quan đến CPTPP. Vì Thái Lan vẫn đang nghiên cứu cơ hội và thách thức của hiệp định thương mại này, một trong các hoạt động nghiên cứu là tổ chức những buổi điều trần công khai để thu thập ý kiến của người dân. Các vấn đề được nêu ra trong những buổi điều trần công khai sẽ được biên soạn cùng với các nghiên cứu khác và được chính phủ xem xét như là một nguồn tư liệu trong quá trình ra quyết định.

Tiến sĩ Rachada Jiasakul, đại diện công ty Bolliger & Company, một công ty tư vấn tư nhân, đã trình bày một nghiên cứu đánh giá độc lập về cơ hội và thách thức mà CPTPP mang lại đối với nước này. Bà cũng cho biết rằng Tập đoàn Charoen Pokphand cũng đang tham gia nghiên cứu về vấn đề này.

Vẫn chưa rõ liệu chính phủ Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này hay chưa. Các tham luận viên của phiên điều trần công khai bao gồm đại diện từ khu vực tư nhân và các cơ quan chính phủ, trong khi đó lại không có đại diện nào từ các tổ chức xã hội dân sự được trao cơ hội trình bày quan điểm của họ.

Bà Matcha Phorn, Chủ tịch Hiệp hội Thái Lan của Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương về Phụ nữ, Pháp luật và Phát triển (APWLD) cho rằng: “Điều đáng báo động là các bài “đánh giá tác động của CPTPP” này được thực hiện bởi các tập đoàn lớn, và điều đó cho thấy rõ ràng là khi Thái Lan tham gia CPTPP, chỉ các doanh nghiệp và tập đoàn lớn mới được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại này”.

Bà cũng cho biết thêm: “Hiệp định này sẽ làm gia tăng tình trạng độc quyền trong lĩnh vực nông nghiệp, và hạn chế quyền lợi của người phụ nữ, nông dân và đa số người dân. Vì lý do này, các tổ chức phụ nữ, các tổ chức nhân quyền, và xã hội dân sự, sẽ từ chối công ước UPOV 1991 (Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới) cũng như CPTPP.”

Một số lượng lớn nông dân địa phương từ các tỉnh phía bắc Thái Lan như Chiang Mai, Chiang Rai, Lamphun và Lampang tham dự buổi điều trần công khai đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về khả năng tiếp cận hạt giống và quyền trao đổi và thu hái hạt giống để sử dụng trong cộng đồng. Các nhóm nông dân khác nhau cũng đã nêu lên những lo ngại về việc bán phá giá các sản phẩm nông nghiệp từ các nước khác.

Đáp lại các quan ngại trên, Thidakun Saen-udom, giám đốc Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp, tuyên bố rằng nông dân vẫn có quyền thu thập hạt giống, miễn là các loại hạt giống đó chưa bị đăng ký sáng chế bởi các công ty hạt giống.

Sugarnta Sukpaita, một nhà hoạt động vì quyền lao động tham dự buổi điều trần trên đã phát biểu: “Tôi cảm thấy rằng buổi điều trần công khai này không phải là lắng nghe tiếng nói và mối quan tâm của mọi người, mà giống như một diễn đàn để bảo vệ và tuyên truyền rằng CPTPP tuyệt vời như thế nào. CPTPP cuối cùng sẽ giết chết hoạt động sản xuất của những hộ nông quy mô nhỏ và chỉ hỗ trợ những người có vốn lớn, những nhà tư bản sẽ khai thác người lao động.”

Một đại diện khác của APWLD nói rằng CPTPP chỉ khuếch đại sức mạnh của các tập đoàn để thiết lập các quy tắc thương mại mà điều đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các chính sách trong nước.

Bà cũng nói thêm: “Khi các câu hỏi được đặt ra về việc tiếp cận hạt giống, chủ quyền lương thực hoặc tiếp cận với dược phẩm, phản ứng của đại diện chính phủ là giống hệt nhau: Miễn là hạt giống/dược phẩm đó không được cấp bằng sáng chế, mọi thứ sẽ ổn”.

“Đó là một phản ứng thiếu tôn trọng và lảng tránh khi rõ ràng rằng CPTPP là Hiệp định nhằm tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, đặt lợi nhuận lên trên cuộc sống của mọi người. CPTPP không tạo ra phúc lợi tốt nhất cho người dân như những gì chính phủ đã đến đây và tuyên bố”.

Vào tháng 7 vừa qua, đoàn chính phủ Thái Lan dẫn đầu là Phó thủ tướng Somkid Jatusriphitak đã cam kết sẽ gia nhập CPTPP sau khi nhận được sự ủng hộ từ Nhật Bản. Ông nói rằng hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Thái Lan.

Không lâu sau đó, Vụ đàm phán thương mại đã công bố thực hiện phiên điều trần công khai tại 5 tỉnh. Các buổi điều trần công khai tại Chonburi và Chiang Mai đã được tổ chức, và các phiên điều trần tại Songkhla, Bangkok và Khon Kaen sẽ diễn ra tương ứng vào các ngày 13, 16 và 26 tháng 9.

Vào tháng 3, APWLD đã phát hành một tuyên bố, cùng với hơn 50 tổ chức liên minh về nữ quyền từ 10 trong 11 quốc gia TPP, phản đối Hiệp định thương mại tự do này, vì nó sẽ chỉ đưa quyền lực và đặc quyền vào tay các tập đoàn đa quốc gia lớn và giàu có nhất.

CPTPP sẽ yêu cầu các quốc gia đối xử với các công ty nước ngoài giống như cách họ đối xử với các công ty địa phương, và đẩy người phụ nữ, phần lớn đối tượng làm việc trong những hộ nông có quy mô nhỏ, tự cung tự cấp, vào thế cạnh tranh với các công ty nông nghiệp khổng lồ. Các quyền sở hữu trí tuệ được thắt chặt sẽ ngăn cản việc chia sẻ hạt giống giữa các nông dân, tác động đến người phụ nữ vốn là những người bảo quản hạt giống, buộc họ phải từ bỏ nghề nông .

APWLD sẽ tiếp tục theo dõi các phiên điều trần công khai theo lịch trình và làm việc với các tổ chức xã hội khác cũng như vận động các phong trào của người dân nhằm ngăn chặn việc Thái Lan tham gia CPTPP.

Nguồn: Asia Times - NN

Bài viết không phản ánh quan điểm của trang hoinhap.org.vn

Từ khóa: CPTPP, Thái Lan, APWLD, hội nhập kinh tế, Hiệp định thương mại tự do, phản đối CPTPP.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410246
Go to top