Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcCác chuyên gia cảnh báo rào cản TPP đối với một số ngành công nghiệp Việt Nam

Các chuyên gia cảnh báo rào cản TPP đối với một số ngành công nghiệp Việt Nam

electronic

Các nhà sản xuất hàng dệt, may mặc và giày dép Việt Nam sẽ cần phải có những chiến lược rõ ràng để có thể băng qua được các ma trận rào cản nhằm hưởng lợi từ những cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Các chuyên gia cảnh báo cảnh báo rằng ngành dệt may và da giày Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng vào thời điểm TPP có hiệu lực để được hưởng lợi từ khối thương mại lớn nhất thế giới.

Tại một cuộc hội thảo "TPP và ngành dệt, may mặc và giày dép " do Báo Đầu tư Việt Nam tổ chức tại TP HCM trong tuần này, Ông Nguyễn Công Ái, đối tác của công ty kiểm toán KPMG cho biết, Việt Nam hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu.

“Ước tính rằng, 60-70% nguyên liệu đầu vào của ngành này được nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan," ông nói. Trong đó, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 48% nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp dệt may.

Các ngành công nghiệp nguyên liệu trong nước chỉ đảm đương được 2% nhu cầu về bông và 12,5% nhu cầu về vải, song chất lượng lại không phù hợp, ông nói.

Việc nhập khẩu lớn nguyên liệu có thể làm mất lợi thế của dệt may Việt Nam do quy tắc xuất xứ của TPP. Điểm yếu trong khâu thiết kế cũng là một thử thách khác. Các công ty dệt may Việt chủ yếu là sản xuất gia công cho các công ty khác trong khu vực bởi vì họ không có khả năng thiết kế và phát triển thương hiệu của riêng mình.

"Chỉ có 2-3% xuất khẩu may mặc của Việt Nam dưới dạng ODM (thiết kế và sản xuất)".

Năng suất của ngành dệt may chỉ bằng một phần ba của Hồng Kông và một phần tư của Trung Quốc, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, ông nói. Giá hàng may mặc của Việt Nam hiện cao hơn so với trung bình toàn cầu khoảng 15-30%.

Tiếp thị và phân phối yếu cũng đang là vấn đề nổi cộm trong các ngành trên của Việt Nam. Trong lĩnh vực giày dép, nguyên liệu trong nước chiếm không quá 45%, trong khi đó phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu da, hóa chất thuộc da, đế và khóa, và cao su tổng hợp từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Brazil, ông nói.

Theo ông Ái, ngành công nghiệp thuộc da của Việt Nam chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu và hoạt động ở mức 25% công suất do thiếu nguyên liệu.

Các ngành công nghiệp khác cần chia sẻ những điểm yếu của ngành dệt may đối với thiết kế, tiếp thị và phân phối, ông nói.

Ông đề nghị liên kết giữa các công ty trong chuỗi giá trị cần được thúc đẩy thông qua quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may và giày dép.

Theo http://www.fibre2fashion.com/ - VQ

Từ khóa : chuyên gia, cảnh báo, rào cản, TPP, đối với, ngành công nghiệp, Việt Nam.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429970
Go to top