Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngCPTPP – Cơ hội để Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào Châu Á – Thái Bình Dương

CPTPP – Cơ hội để Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào Châu Á – Thái Bình Dương

C4

Nguyện vọng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia bất ngờ, và nếu điều này trở thành hiện thực, nó sẽ tạo ra nhiều phản ứng mới lên nền thương mại khu vực.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ban đầu, được khởi xướng bởi Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã thất bại khi Tổng thống Donald Trump rút Washington ra khỏi hiệp định vào tháng 1/2017. Dưới thời ông Obama, Mỹ đã dẫn dắt TPP trong nhiều năm và trải qua nhiều vòng đàm phán, từ năm 2009. Quyết định rút nước Mỹ khỏi TPP của Trump là một tổn thất đối với các thành viên còn lại của hiệp định – các quốc gia trong khu vực Châu Á–Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các thành viên còn lại đã cùng nhau đưa hiệp định đi tiếp, và đổi tên nó thành CPTPP. Hiệp định đã đi vào hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Trong khi hiệp định TPP ban đầu có 12 nước thành viên, thì CPTPP chỉ còn 11, sau khi Mỹ rút ra. Các nước này bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore, Malaysia, Mexico và Việt Nam. Các nước này cũng cùng là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).

Trung Quốc đã từng dè chừng khi TPP được đàm phán. Họ xem TPP là một nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Trung Quốc về thương mại và kinh tế trong khu vực. Trong số các nước thành viên TPP, có nhiều nước còn là đồng minh và đối tác quân sự của Mỹ. Trung Quốc cũng cảm thấy rằng, khuôn khổ và nội dung của TPP rất giống với những hiệp định tự do thương mại tiêu chuẩn của Mỹ, và điều này khiến Trung Quốc khó tham gia vào hiệp định.

TPP tập trung vào nhiều vấn đề thương mại thế hệ mới, chẳng hạn như quy định đối với doanh nghiệp nhà nước, các quy tắc tự do về sở hữu trí tuệ xuyên biên giới, thương mại điện tử và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới, lao động và môi trường. Điều này đòi hỏi các nước thành viên phải cải cách mạnh mẽ các quy tắc và quy định trong nước liên quan đến những chủ đề này. Đối với Trung Quốc, đây là một yêu cầu khó khăn, vì họ sẽ phải thực hiện những thay đổi toàn diện trong nhiều chính sách nội địa. Nhưng cũng từng có ý kiến cho rằng, nếu Trung Quốc quyết định gia nhập TPP, hiệp định có thể là cơ hội để nước này cải cách chính sách kinh tế một cách toàn diện, giống như những gì họ đã làm khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tình hình hiện tại đã khác. Mối đe dọa từ CPTPP như một liên minh chống Trung Quốc đã biến mất khi Mỹ không còn trong đó. Nhiều thành viên CPTPP vẫn có quan hệ chính trị phức tạp với Trung Quốc, chẳng hạn như Canada, Nhật Bản, Australia và Việt Nam. Nhưng tất cả đều là thành viên của APEC, trong đó có Trung Quốc.

Tương tự, Nhật Bản, Australia, và Việt Nam cũng là một phần trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa mới ký kết. Nhiều nước thành viên khác của hiệp định TPP ban đầu – như Brunei, New Zealand, Singapore và Malaysia – cũng là một phần của RCEP.

Ngoài ra, CPTPP vẫn tiếp tục là một hiệp định giữa các nước thành viên APEC. Vậy nên, Trung Quốc sẽ không là một “kẻ ngoài cuộc” đối với CPTPP. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ cần phải đàm phán các điều khoản gia nhập với tất cả các thành viên của hiệp định này.

Cũng có khả năng Mỹ sẽ tìm cách tái gia nhập CPTPP. Và bởi vì Tổng thống Mỹ mới đắc cử Joe Biden từng giữ một vai trò vô cùng tích cức khi còn là Phó tổng thống Mỹ trong các cuộc đàm phán TPP, chính quyền của ông dự kiến sẽ từ bỏ chính sách phát triển quan hệ thương mại song phương của chính quyền Trump, và có thể sẽ ưu tiên phát triển quan hệ khu vực sâu hơn trong chính sách thương mại. Nếu Biden quyết định gia nhập CPTPP, và cũng quan tâm đến việc ổn định quan hệ thương mại với Trung Quốc, thì ông sẽ không phản đối việc Trung Quốc gia nhập CPTPP.

Nếu cả Mỹ và Trung Quốc gia nhập CPTPP, điều đó cũng có nghĩa hầu hết các nước thành viên APEC đã trở thành một phần của hiệp định này. Với hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như của thế giới, cùng tham gia CPTPP, hiệp định đối tác này sẽ trở thành bàn đạp cho sự phát triển của hiệp định thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương. Theo thời gian, nó sẽ khuyến khích các thành viên APEC còn lại gia nhập hiệp định. Và nhiều nước ngoài APEC, chẳng hạn như Vương quốc Anh, cũng có xu hướng gia nhập hiệp định trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu cả Mỹ lẫn Trung Quốc gia nhập CPTPP, và nó trở thành hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, thì tầm quan trọng của RCEP sẽ giảm đi. Một hiệp định thương mại hiện đại, đương đại và tham vọng hơn như CPTPP, trong đó có Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia, sẽ khiến các thành viên chung của RCEP và CPTPP, cảm nhận được nhiều lợi ích kinh tế hơn khi cam kết với RCEP. Mặc dù điều này có thể làm xáo trộn trật tự kinh tế “trọng tâm ASEAN” trong khu vực, vốn là chìa khóa thúc đẩy RCEP, nhưng nó cũng đồng thời là cột mốc quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: Hội nhập kinh tế, RCEP, CPTPP, hiệp định tự do thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408528
Go to top