Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngBáo cáo về CPTPP cho thấy quan hệ thương mại giữa Canada với các nước vẫn bị tác động bởi Mỹ và Trung Quốc

Báo cáo về CPTPP cho thấy quan hệ thương mại giữa Canada với các nước vẫn bị tác động bởi Mỹ và Trung Quốc

18.12-12

Trong những tháng qua, khối thương mại 11 nước thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – hay CPTPP – đang được nhiều chuyên gia Canada tung hô như một tia sáng hi vọng giữa bức tranh thương mại toàn cầu u ám, khi mà Canada đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, một báo cáo mới đây cho thấy khu vực tự do thương mại đầy tham vọng này vẫn không thể miễn nhiễm với sự suy thoái của môi trường thương mại toàn cầu khi quan hệ Washington-Bắc Kinh xấu đi. Mặc dù vậy, bài báo cáo cũng khuyến khích Canada và các công ty đa quốc gia tăng cường nỗ lực mở rộng kinh doanh tại các thị trường CPTPP trong những năm tiếp theo.

Báo cáo phát hành ngày 10/12 bởi tổ chức Asia Pacific Foundation Of Canada (APF Canada) với tiêu đề “The CPTPP Tracker” chỉ ra rằng, từ khi hiệp định có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, hoạt động xuất khẩu Canada sang 10 nước còn lại trong khối thương mại thực tế đã giảm 3% trong 3 quý đầu năm 2019 (so với cùng kỳ năm trước), đạt giá trị 19 tỷ USD.

Các nhà nghiên cứu thực hiện báo cáo cho rằng kết quả này “phải được phân tích dựa trên giả định cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ không dừng lại”, và tình trạng suy thoái thương mại tại các thị trường CPTPP như Nhật Bản và Mexico có mối liên hệ chặt chẽ với sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc và các chính sách bảo hộ của Mỹ. Hiện tượng này cũng có nghĩa là, khi sự trì trệ của Trung Quốc gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu tại các nước còn lại trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thì thị trường Mỹ không phải là nơi bù đắp cho nguồn cầu thiếu hụt đó.

Grace Jaramillo, quản lý chương trình Kinh doanh Châu Á của tổ chức APF và là một trong những người thực hiện báo cáo, cho biết: “Báo cáo này đã vạch trần một sự thật rằng các nước CPTPP đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Và nó gây trì trệ các nền kinh tế trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nó làm giảm nguồn cầu tại các thị trường trong khối, và nó là lý do mà hoạt động xuất khẩu Canada suy giảm trong môi trường mới này.”

Báo cáo CPTPP Tracker 2019 cũng chỉ ra rằng – mặc dù hiệp định này đã giúp Canada tăng cường kết nối với các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Mỹ Latin – nhưng đến 82% hoạt động xuất khẩu của Canada trong khối CPTPP chỉ diễn ra với 3 nước: Nhật Bản, Mexico và Australia. Trong số đó, quan hệ tự do thương mại của Canada với Mexico vốn dĩ đã định hình nhờ vào hiệp định NAFTA, ra đời trước CPTPP nhiều thập kỷ, trong khi thị trường Australia thì có nhiều điểm tương đồng với Canada do cả hai đều là thành viên Khối Thịnh Vượng Chung. Và Nhật Bản thì vẫn luôn nằm trong top 3 đối tác thương mại của Canada trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, CPTPP vẫn mang lại sự lạc quan về khả năng đa dạng hóa; bài báo cáo cho biết hoạt động xuất khẩu Canada sang các thị trường CPTPP khác như Malaysia, Việt Nam và New Zealand đang tăng trưởng nhanh hơn, nghĩa là cơ cấu xuất khẩu của Canada trong khối có thể sẽ thay đổi trong những năm tiếp theo, nếu xu hướng tăng trưởng được duy trì.

Bà Jaramillo cho biết thêm, mặc dù kết quả của Canada trong năm đầu tiên tham gia CPTPP chưa tối ưu, nó vẫn thể hiện rõ cơ hội cho hàng hóa Canada tại các thị trường này. Ví dụ, mặc dù lĩnh vực xuất khẩu của Canada còn tập trung nhiều vào các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm sơ cấp, thay vì những loại hàng hóa có giá trị gia tăng giúp kết nối Canada sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, lĩnh vực xuất khẩu máy móc vào khu vực CPTPP trong 3 quý đầu năm 2019 đã đạt 2 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng mức tăng 213 triệu USD.

Bà Jaramillo nhận xét rằng, với việc lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm sơ cấp bị ảnh hưởng mạnh do các ngành tạo giá trị gia tăng ở những thị trường khác gặp khó khăn (báo cáo cho biết xuất khẩu kim loại từ Canada vào Nhật đã giảm một nữa trong năm nay do thị trường ô tô Nhật gặp khó khăn), CPTPP đã mang lại một xu hướng mới để các quan chức Canada tập trung vào trong những năm tiếp theo, nhằm tối đa hóa lợi ích từ vai trò thành viên CPTPP.

Bà nói: “Ngược lại, chúng ta hoàn toàn không nên xem thường CPTPP chỉ vì những con số. Với những gì đang diễn ra tại Mỹ và Trung Quốc, chúng ta nên hướng đến những thị trường mới như New Zealand và Chile… Mục tiêu của chúng tôi là trình bày những con số này cho các nhà hoạch định chính sách, để họ có thể nắm bắt tình hình và biết cách mở rộng vào những thị trường này.

Nguồn: Business In Vancouver

Từ khóa: CPTPP, hội nhập kinh tế, tự do thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại, tiếp cận thị trường

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409273
Go to top