Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngMột năm thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Doanh nghiệp bắt nhịp chậm

Một năm thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Doanh nghiệp bắt nhịp chậm

10.12-08

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực ngày 14.1.2019. Cho đến nay, có những doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu tận dụng được cơ hội CPTPP mang lại nhưng cũng còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa rõ về hiệp định này.

Bước đầu tận dụng được cơ hội

Nhìn lại gần một năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu tận dụng được những cơ hội mà hiệp định này mang lại. Có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Canada, Australia đã tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên, trong CPTPP có tới 7 thị trường mà Việt Nam đã và đang có các Hiệp định thương mại tự do với mức độ cam kết giống như CPTPP. Do đó, “CPTPP chỉ tạo thêm con đường mới để các doanh nghiệp lựa chọn, chứ không phải là con đường duy nhất”. Thời điểm CPTPP có hiệu lực cũng là lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, xu hướng về phòng vệ thương mại, bảo hộ trên thế giới gia tăng nên việc tận dụng lợi thế từ hiệp định cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

“Nhưng cơ bản, CPTPP không mang lại áp lực quá lớn mà chỉ là câu chuyện Việt Nam tận dụng được cơ hội đến đâu và giai đoạn đầu sẽ không tác động lớn”, bà Trang nhấn mạnh. Hơn nữa, CPTPP không chỉ là vấn đề thuế quan mà còn liên quan tới cải cách thể chế ở trong nước. Theo bà Trang, việc cải thiện thể chế ở trong nước gần một năm qua chưa thể nhìn nhận được ngay vì nhiều cam kết có lộ trình thực hiện và một số văn bản mới được thông qua nên cũng cần có thời gian. Nhưng bà Trang cho rằng tiến trình cải cách thể chế để phù hợp với CPTPP bị chậm trễ. “Đáng lẽ chúng ta phải chuẩn bị từ trước, khi hiệp định có hiệu lực là bắt tay vào thực hiện ngay”. Chẳng hạn như Nghị định về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi thực thi CPTPP, ngay khi CPTPP có hiệu lực thì việc cắt giảm thuế quan đã có hiệu lực nhưng biểu thuế này ở Việt Nam đến tận tháng 6.2019 mới ban hành và đến tháng 9.2019 cơ quan hải quan mới ra thông tư để hướng dẫn về quy tắc xuất xứ và tận dụng cơ hội thuế quan về hàng nhập vào. Như vậy là đã bị muộn so với CPTPP”.

Từ phía doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết: trước đây dệt may Việt Nam rất khó vào thị trường Canada, Australia, New Zealand nhưng năm nay đã có những đơn hàng từ những thị trường này và bắt đầu có sự chuyển dịch đầu tư từ các nước nằm trong hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, quy tắc về xuất xứ phức tạp, câu từ khó hiểu là một rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận với CPTPP. Quy định xuất xứ từ sợi của CPTPP đã đánh đúng vào “điểm nghẽn” của ngành dệt may Việt Nam khi có đến gần 80% nguyên liệu vẫn chủ yếu là nhập khẩu.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số ngành cũng ghi nhận đạt kết quả nhất định. Chẳng hạn như ngành rau quả từ đầu năm đến nay đã xuất khẩu được 3,5 tỷ USD; trong đó, một số thị trường thuộc CPTPP tăng cao như Nhật Bản tăng 35%.

Nhiều doanh nghiệp lỡ nhịp

“Có thể nói, hiếm có quốc gia nào trong điều kiện kinh tế như của Việt Nam mà lại hội nhập, tham gia vào thị trường của nhiều quốc gia như vậy”, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) Trần Hữu Huỳnh nói. “Tuy nhiên, chúng ta đã thực sự hiểu sâu về các hiệp định như CPTPP, EVFTA chưa?”. Theo ông Huỳnh, hai hiệp định đòi hỏi rộng nhất về cải cách các thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh để hội nhập nhưng làm thế nào để doanh nghiệp hiểu sâu và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh từ cơ hội này mới là vấn đề phải bàn.

Nhiều doanh nghiệp cho hay, họ bị “lỡ nhịp”, không biết bắt đầu từ đâu để có thể tận dụng được cơ hội từ hiệp định. “Mặc dù được nghe thông tin từ báo đài về các hiệp định nhưng chúng tôi gặp hai vấn đề lớn đó là không biết tiếp cận nguồn thông tin cụ thể ở đâu và làm gì để cho khách hàng miễn được thuế khi nhập khẩu, nhưng khi tiếp xúc với cơ quan chức năng thì doanh nghiệp vẫn thường nhận được những tập tài liệu rất dày để tự nghiên cứu”, đại diện một doanh nghiệp chia sẻ. Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN - PTNT) Nguyễn Quốc Toản cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu thông tin, không chủ động tìm hiểu khiến ngành nông nghiệp đang trong thế bị động khi tiếp cận thị trường CPTPP.

Bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng Hiệp định Tự do Thương mại (FTA), Trung tâm WTO và Hội nhập lưu ý: toàn văn của Hiệp định CPTPP khá đồ sộ, phức tạp. Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ cần quan tâm nhất đến các cam kết về thuế quan và quy tắc xuất xứ chứ không cần nghiên cứu toàn bộ. Tìm hiểu các cam kết thuế quan sẽ cho doanh nghiệp biết hàng hóa của mình khi xuất khẩu sang nước đối tác CPTPP sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi như thế nào, với lộ trình cắt giảm thuế từng năm ra sao, doanh nghiệp phải hiểu và đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định như thế nào. Những thông tin này rất quan trọng vì để có được giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP, hoặc tự chứng nhận xuất xứ CPTPP thì ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu, doanh nghiệp đã phải lấy được giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP cho các nguyên liệu của mình để phục vụ cho việc chứng nhận xuất xứ CPTPP cho hàng hóa thành phẩm sau này.

Ngoài ra, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng thời gian tới cần đổi mới và tăng cường tuyên truyền về nội dung CPTPP, đồng thời cần sự vào cuộc chủ động, quyết liệt hơn của các doanh nghiệp, bộ, ngành và địa phương để thúc đẩy thực thi. Đặc biệt, việc thực thi các cam kết không phải nằm ở Chính phủ và các bộ, ngành mà chủ yếu ở địa phương và doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không hiểu về cơ hội từ CPTPP thì không thể tận dụng được.

Nguồn: Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân

Từ khóa: một năm, thực thi, Hiệp định Đối tác Toàn diện, tiến bộ, xuyên Thái Bình Dương, doanh nghiệp, bắt nhịp, chậm

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409496
Go to top