Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTóm tắt vòng đàm phán thứ 16 Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Tóm tắt vòng đàm phán thứ 16 Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Vòng đàm phán thứ 16 của Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa khép lại tại Singapore. Mặc dù các nhà đàm phán đã đạt được nhiều tiến triển trong một số lĩnh vực nhưng đối với những lĩnh vực khó khăn nhất thì mới chỉ bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là liệu 11 nước TPP có thể và bao giờ sẽ tìm được tiếng nói chung?

Dĩ nhiên, những cuộc họp giữa các quan chức TPP sẽ vẫn được tiến hành. Bộ trưởng Thương mại các nước TPP sẽ có cuộc họp bên thềm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) giữa tháng Tư tới, còn vòng đám phán thứ 17 của TPP sẽ tiếp tục được tiến hành ở Peru vào tháng Năm.

Theo lịch trình hiện tại, trước khi Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo cấp cao APEC diễn ra vào tháng Mười sẽ có một vòng đàm phán TPP vào tháng Chín với mục tiêu đi đến kết thúc các thảo luận. Tuy vậy, nhiều khả năng các quốc gia TPP sẽ cần thêm một vòng đàm phán nữa vào tháng Bảy để tranh thủ đạt được nhiều thoả thuận hơn trước khi hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra.

Để đi tiếp, các nhà đàm phán sẽ còn phải xem xét liệu việc bầu cử tại các quốc gia TPP có thể ảnh hưởng như thế nào đến những đàm phán đang diễn ra. Năm nay, các quốc gia Chile, Malaysia và Australia sẽ diễn ra bầu cử. Nhiều người cho rằng, cuộc bầu cử ở Australia có thể khiến quốc gia này có quan điểm linh hoạt hơn đối với vấn đề giải quyết tranh chấp theo cơ chế nhà đầu tư – nhà nước đang được đàm phán tại TPP.

Một vấn đề khá phức tạp khác là Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) phải đối mặt với một ngân sách khá hạn hẹp, cộng với việc phải bắt đầu một loạt các đàm phán thương mại mới với Liên minh Châu Âu (EU) vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, USTR cũng hiểu rằng năm nay là một năm quan trọng để thúc đẩy các đàm phán TPP để đảm bảo rằng những thảo luận này không trở nên vô ích, nguồn tin cho hay.

Trong khi đó, hầu hết giới quan sát đều cho rằng TPP sẽ khó có thể kết thúc trong năm nay - kể cả khi Nhật Bản không tham gia - bởi vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Việc đạt được một thoả thuận nhanh chóng sẽ còn khó khăn hơn nữa nếu Nhật Bản tham gia đàm phán, điều mà nhiều khả năng sẽ xảy ra khi Thủ tướng Shinzo Abe có thể tuyên bố Nhật Bản chính thức tham gia TPP vào ngày mai (15 tháng Ba).

Vòng đàm phán tại Singapore cho thấy nhiều khó khăn mới nảy sinh nếu các quốc gia khác gia nhập TPP. Ví dụ như tại Mexico, các bên liên quan đang cố gắng tìm kiếm các ngoại lệ khỏi việc phải mở cửa hoàn toàn đối với một loạt các mặt hàng như dệt may, giày dép và sản phẩm từ trứng, sữa.

Điều này có thể góp chung tiếng nói cùng các nước cũng muốn tìm kiếm các ngoại lệ nhưng lại đặt ra câu hỏi liệu việc thêm Mexico và Canada vào TPP có làm chậm trễ tiến trình đàm phán của hiệp định này, hay có làm giảm mức độ kỳ vọng của các quốc gia TPP khác hay không.

Điểm tích cực là các vấn đề như hải quan, viễn thông, hài hòa pháp lý và phát triển đã hoàn thành đàm phán, ngoại trừ một số quyết định chính trị chủ chốt sẽ được đưa ra sau. USTR tuyên bố rằng các nhà đàm phán sẽ không quay lại những vấn đề này cho đến "những vòng đàm phán cuối cùng". Một trong những vấn đề then chốt cần được giải quyết giữa Việt nam và Hoa Kỳ là hàng dệt may và đã có một vài dấu hiệu tích cực trong vòng đàm phán này. USTR đã đưa ra định nghĩa về "nguồn cung ngắn hạn (short – supply)" cho quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt "từ sợi trở đi" (yarn – forward) đối với dệt may mà Hoa Kỳ đề xuất trước đó. Về phía mình, Việt nam ít nhất cũng thể hiện việc "sẵn sàng xem xét" hướng tiếp cận này. Việt Nam thể hiện rõ ràng mong muốn được tìm hiểu kỹ càng hơn về những ngoại lệ này để xem đó có phải là một "hướng đi tốt" hay không.

Trong khi đó, USTR vẫn đang xem xét các chi tiết cụ thể trong bản đề xuất ban đầu của Hoa Kỳ về các ngoại lệ áp dụng "short-supply", các nguồn tin cho hay những trao đổi về vấn đề này tại Singapore dường như chỉ là các bản tóm tắt của Hoa Kỳ cho các nước TPP khác về cách thức tiến hành của quá trình này.

Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ sẽ không đưa ra một bản liệt kê đầy đủ các ngoại lệ trong vòng đàm phán tháng Năm tới; nếu bản danh sách đầy đủ được đưa ra, Việt Nam sẽ mất khá nhiều thời gian để xem xét và trả lời trước khi hai bên đi đến một thoả thuận.

Về vấn đề tiếp cận thị trường nói chung, Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn chưa đạt được một tiến triển đáng kể nào. Theo một nguồn tin thì thực tế trong danh sách "chưa xác định lộ trình" của Hoa Kỳ, bao gồm các sản phẩm có lộ trình giảm thuế vô thời hạn, vẫn bao gồm khoảng 1.000 sản phẩm cho đến vòng đàm phán Singapore lần này. Và nếu thông tin này là đúng, thì đây là một dấu hiệu khác cho thấy khoảng cách giữa các nước TPP để đi đến một hiệp định chung hãy còn xa.

10-TPP

Một lĩnh vực đàm phán khó khăn khác – bao gồm Sở hữu trí tuệ (IP), doanh nghiệp nhà nước (SOEs), bảo vệ môi trường và tiếp cận thị trường hàng hóa – tại vòng đàm phán Singapore lần này chỉ đạt được những kết quả hết sức khiêm tốn.

Về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dược phẩm, ít nhất các nhà đàm phán đã nối lại các cuộc thảo luận bị bỏ ngỏ ít nhất từ vòng đàm phán chính thức TPP hồi tháng Ba năm ngoái. Tuy nhiên, những trao đổi tại vòng đàm phán lần này rất chung chung và chỉ tập trung vào việc trao đổi thông tin giữa các thành viên về cách mỗi nước giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Mức độ chung chung của các cuộc thảo luận có thể phản ánh thực tế việc Canada và Mexico mới tham gia đàm phán về vấn đề này lần đầu tiên.

Câu hỏi mở ra là khi nào Hoa Kỳ mới thực sự đưa đề xuất đã sửa đổi của mình ra đàm phán và buộc các quốc gia phải đưa ra những quyết định khó khăn, vì điều này hiển nhiên sẽ chưa xảy ra tại vòng đàm phán TPP tiếp theo ở Peru. Nhiều bên liên quan suy đoán rằng, USTR có thể cuối cùng sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong đề xuất của mình để đạt được sự chấp nhận từ tất cả các quốc gia TPP khác. Thay vào đó, USTR có thể đề nghị áp dụng đề xuất ban đầu về sở hữu trí tuệ đối với các nước phát triển, và áp dụng đề xuất đó với cấp độ nhẹ hơn đối với các nước đang phát triển.

Một giả thuyết khác là USTR sẽ tập trung tìm kiếm thoả thuận trong các lĩnh vực ít gây tranh cãi hơn và sau đó sẽ trở lại với vấn đề sở hữu trí tuệ khi các đàm phán gần đi đến giai đoạn kết thúc.

Nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ áp dụng chiến thuật tương tự đối với các đề xuất đầy tranh cãi khác của mình, như việc "bảo hộ" cho các quy định về thuốc lá đã đưa ra ý tưởng từ giữa năm 2012 nhưng vẫn chưa được chính thức đề xuất . USTR cũng lưỡng lự đưa ra các đề xuất về điều khoản thực thi đầy đủ các biện pháp vệ sinh dịch tễ, như mong muốn của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, mà đưa ra ý tưởng về một cơ chế tham vấn thay vào đó.

Đối với các điều khoản về doanh nghiệp nhà nước (SOEs), các nhà đàm phán dường như gặp bế tắc từ những vấn đề cơ bản nhất. Singapore tiếp tục cho rằng, mục đích cơ bản đằng sau đề xuất của Hoa Kỳ đang bị đi chệch hướng. Thay vì việc tập trung vào việc áp dụng các quy định thế nào là một doanh nghiệp nhà nước, các nguyên tắc cần tập trung vào các hành vi chống cạnh tranh và việc xử lý các hành vi đó, Singapore lập luận.

Không có dấu hiệu nào cho thấy các quốc gia TPP quay lại đàm phán những sửa đổi đối với bản đề xuất ban đầu của Hoa Kỳ về SOEs được đưa ra từ mùa thu năm 2011.

Australia được kỳ vọng sẽ đưa ra một bản đề xuất SOEs tại vòng đàm phán lần này theo cách tiếp cận dựa trên các "nguyên tắc cơ bản" mà đã đề cấp đến trước đó, nhưng cuối cùng nước này đã quyết định hoãn lại. Tuy nhiên, tại vòng đàm phán Singapore, Australia thể hiện rõ ràng quan điểm rằng những nguyên tắc này cần được thực thi và ở cả cấp vùng. Việc áp dụng các quy tắc SOEs ở cả cấp vùng có thể gây khó khăn cho Hoa Kỳ do đề xuất SOEs của Hoa Kỳ chỉ bao gồm các doanh nghiệp trung ương.

Về việc Nhật Bản gia nhập TPP trong năm nay, các nhà đàm phán và các nhóm công ty của Hoa Kỳ tỏ ra khá cẩn trọng, cho rằng cánh cửa chỉ mở rộng nếu Nhật Bản sẵn sàn đáp ứng các tiêu chuẩn cao của Hiệp định và có thể giúp đạt được mục tiêu kết thúc sớm các đàm phán TPP trong năm 2013.Các bên liên quan của New Zealand và Australia cũng đưa ra quan điểm của họ về vấn đề này tại vòng đàm phán Singapore.

Nếu Nhật Bản gia nhập, viễn cảnh kết thúc đàm phán TPP sẽ càng trở nên xa vời, mặc dù các nhà đàm phán luôn có thể tạo ra những hướng đi sáng tạo. Một khả năng sẽ xảy ra là cho Nhật Bản một "con đường riêng biệt", và những đàm phán với Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục kể cả khi TPP đã đi đến kết thúc. Gợi ý này đã được đưa ra từ khi Nhật Bản bày tỏ mong muốn tham gia đàm phán TPP.

Nguồn: Inside US Trade

Từ khóa: Tóm tắt, đàm phán, thứ 16, Hiệp định, Thương mại, TPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398651
Go to top