Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPCập nhật tình hình đàm phán vấn đề đầu tư trong TPP đến vòng thứ 16

Cập nhật tình hình đàm phán vấn đề đầu tư trong TPP đến vòng thứ 16

Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nay đã trải qua 16 vòng đàm phán với số thành viên lên tới con số 11. Sau hơn ba năm đàm phán, TPP hiện tại mới chỉ hoàn thành đàm phán ở một số lĩnh vực nhỏ, rất nhiều vấn đề lớn khác vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Dưới đây là một số thông tin tổng hợp về tình hình đàm phán vấn đề đầu tư trong TPP cho đến vòng đàm phán thứ 16.

Dự thảo Chương Đầu tư do Hoa Kỳ đề xuất (bản bị tiết lộ tháng 6/2012) cho thấy có nhiều điều khoản phức tạp và gây tranh cãi (thể hiện ở các đoạn bổ sung/bình luận của mỗi nước trong bản dự thảo), đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Nhà nước nơi nhận đầu tư (theo đó nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiện nước nhận đầu tư ra một tổ chức trọng tài tư).

Đáng chú ý, Úc từ chối một cách thẳng thừng việc tham gia vào các cam kết về cơ chế giải quyết tranh chấp trong Chương này. Đây là trường hợp duy nhất trong đàm phán TPP cho đến nay. Cụ thể, trong một bản quan điểm chính thức thông qua tháng 4/2011, Chính phủ Úc đã quyết định nước này sẽ không đàm phán về bất kỳ một cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước – nhà đầu tư nào trong các hiệp định thương mại nào sắp tới.. Tuy nhiên, nước này cũng không phản đối việc các đối tác khác đưa cơ chế này vào trong TPP, miễn là ngoại trừ Úc ra!

Dĩ nhiên, Hoa Kỳ, cùng với sự ủng hộ của các nhóm doanh nghiệp nội địa Hoa Kỳ, kiên quyết yêu cầu Úc phải thay đổi lập trường của mình trong vấn đề này.Giới quan sát đang chờ đợi xem kết quả cuối cùng ra sao, hay cũng giống như trong đàm phán FTA trước đó giữa hai nước khi mà đến phút cuối, Hoa Kỳ đành phải chấp nhận loại trừ này của Úc, còn Úc phải đánh đổi bằng cách từ bỏ yêu cầu gia tăng tiếp cận thị trường cho sản phẩm đường vào Hoa Kỳ.

Ngoài vấn đề giải quyết tranh chấp, một vấn đề khác cũng gây nhiều quan ngại đó là quyền kiểm soát các dòng vốn đầu tư của Chính phủ, đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng tài chính.Hoa Kỳ, tương tự như đã yêu cầu trong các FTA trước đây của mình, đòi hỏi trong TPP rằng các dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài phải được luân chuyển tự do và nhanh chóng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, mới đây Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra một quan điểm tiếp cận mới, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm soát các dòng vốn của các chính phủ đặc biệt trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Việc này vì vậy cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả của đàm phán.

Ngoài hai vấn đề trên, bản Dự thảo chương đầu tư cũng cho thấy rất nhiều vấn đề khác còn khác xa quan điểm giữa các nước.

dau-tu

Theo nghiên cứu của Public Citizen (một tổ chức xã hội tại Hoa Kỳ), nội dung Dự thảo chương Đầu tư TPP cho thấy nguy cơ chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, sẽ phải đối mặt với vô vàn các vụ kiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển . Tổ chức này cũng dẫn ra rất nhiều trường hợp các nước đã phải đền bù hàng triệu đô từ nguồn thu thuế của người dân cho các nhà đầu tư ngoài trong các vụ kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước – nhà đầu tư. Nguy hiểm hơn, với cơ chế giải quyết tranh chấp này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể gây sức ép tới các Chính phủ khi ban hành hoặc thực thi các chính sách và quy định về bảo vệ môi trường, xã hội và sức khỏe người dân.

Trong một khuyến nghị gửi lên đoàn đàm phán của Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng các quy định trong Dự thảo chương Đầu tư TPP trao quá nhiều quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, gây rủi ro cho các quyết sách của Chính phủ và tạo ra sự phân biệt đối xử với các nhà đầu tư trong nước. Khuyến nghị nhấn mạnh "Nếu chấp nhận các điều khoản này, không chỉ Nhà nước Việt Nam phải gánh thêm nhiều trách nhiệm, các nhà đầu tư nội địa của Việt Nam có thể sẽ ở thế thiệt thòi, bất lợi hơn so với nhà đầu tư nước ngoài, một điều rất khó chấp nhận cả về logic lẫn thực tiễn."

Liên quan tới việc mở cửa thị trường về đầu tư, Dự thảo Chương đầu tư TPP cho thấy vấn đề này đang được tiếp cận theo phương thức chọn bỏ - tức là các nước TPP sẽ mở cửa thị trường đầu tư cho nhau hoàn toàn trừ các trường hợp được lựa chọn và liệt kê trong Danh mục NCM (Danh mục các biện pháp không tương thích - hiểu đơn giản là danh sách mà mỗi nước đưa ra các trường hợp ngoại lệ về đầu tư mà nước đó sẽ không phải tuân thủ một số quy định trong các chương liên quan). Theo một nguồn tin, trong một cuộc trao đổi với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, các quan chức Hoa Kỳ cho biết nước này mong muốn kết thúc đàm phán các vấn đề kỹ thuật trong các chương Đầu tư và Dịch vụ qua biên giới tại vòng đàm phán thứ 17 sắp tới ở Peru, tuy nhiên nguồn tin cũng nhấn mạnh điều này không bao gồm kết thúc đàm phán về các biện pháp không tương thích (NCM)

Nguồn: Trung tâm WTO - VCCI

Từ khóa: Cập nhật, tình hình, đàm phán, vấn đề, đầu tư, TPP, thứ 16

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398894
Go to top