Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPCập nhật tình hình đàm phán vấn đề lao động trong TPP đến vòng thứ 16

Cập nhật tình hình đàm phán vấn đề lao động trong TPP đến vòng thứ 16

Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nay đã trải qua 16 vòng đàm phán với số thành viên lên tới con số 11. Sau hơn ba năm đàm phán, TPP hiện tại mới chỉ hoàn thành đàm phán ở một số lĩnh vực nhỏ, rất nhiều vấn đề lớn khác vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Dưới đây là một số thông tin tổng hợp về tình hình đàm phán vấn đề lao động trong TPP cho đến vòng đàm phán thứ 16.

Đây cũng là một Chương gây nhiều tranh cãi trong TPP.

Hoa Kỳ đưa ra trong đề xuất Chương lao động của mình các hình phạt tiền và cả trừng phạt thương mại/trade sanctions dựa trên khối lượng thương mại bị ảnh hưởng bởi các vi phạm quy định về lao động theo cách tiếp cận của FTA Hoa Kỳ - Peru (FTA đầu tiên của Hoa Kỳ có quy định: "tương tự như vi phạm thương mại, các vi phạm lao động và môi trường cũng sẽ bị xử lý bằng các biện pháp phạt tiền và trừng phạt thương mại"). Hoa Kỳ cũng yêu cầu các nước phải chấp nhận và thực thi trong pháp luật nội địa các quyền nêu tại Tuyên bố về các Quyền lao động cơ bản ILO 1998 và nhiều tiêu chuẩn khác thậm chí còn cao hơn cả các tiêu chuẩn trong FTA Hoa Kỳ - Peru.

Tuy nhiên, phần lớn các nước phản đối nghĩa vụ thi hành đầy đủ các quyền lao động mà Hoa Kỳ đề xuất.

Canada, nước vốn ủng hộ các FTA có các điều khoản về lao động, tiếp cận vấn đề này theo cách của hiệp định NAFTA, tức là chỉ giới hạn các biện pháp xử lý vi phạm các điều khoản về lao động ở hình thức phạt tiền.

Mexico có vẻ không thực sự ủng hộ NAFTA nhưng chưa có ý kiến rõ ràng.

lao-dong

Việt Nam, Malaysia và Brunei từ đầu đã phản đối các điều khoản thực thi nặng nề trong Chương lao động này. Đối với Việt Nam, mặc dù đã tham gia nhiều công ước quốc tế về lao động, đây là lần đầu tiên vấn đề này được đưa vào khuôn khổ một FTA mà Việt Nam tham gia. Có ý kiến cho rằng, những yêu cầu quá cao về nội dung và thực thi trong đề xuất về lao động của Hoa Kỳ có thể khiến cho Việt Nam gặp nhiều khó khăn và rủi ro khi thực hiện. Chẳng hạn, đề xuất này yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn tại biên giới hàng hóa được sản xuất bởi lao động trẻ em trong khi một lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được sản xuất ở quy mô hộ gia đình. Vì vậy nếu áp dụng quy định này, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ bị chặn ngay tại biên giới các nước TPP.

Úc và New Zealand vốn có tiêu chuẩn lao động cao nhưng cũng tham gia vào nhóm phản đối đề xuất của Hoa Kỳ. Có ý kiến cho rằng sự phản đối của hai nước này chẳng qua là hình thức để buộc Hoa Kỳ phải chấp nhận mở cửa thị trường nông sản cho các nước này (mặc dù Hoa Kỳ đã khẳng định sẽ không đàm phán lại vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa với các nước mà đã có FTA với Hoa Kỳ như Úc). Có nguồn tin khác nói rằng New Zealand ủng hộ các quy định về lao động trong Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương cũ (gọi tắt là P4) mà nước này cùng với Singapore, Chile và Brunei là thành viên – những quy định này có tiêu chuẩn thấp hơn nhiều so với yêu cầu của Hoa Kỳ trong TPP bởi không tạo ra các nghĩa vụ mới, bắt buộc và có thể bị khiếu kiện về các quyền lao động.

Nguồn: Trung tâm WTO - VCCI

Từ khóa: Cập nhật, tình hình, đàm phán, vấn đề, lao động, TPP, thứ 16

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398955
Go to top