Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPBộ Tài chính đã kịp thời nội luật hóa cam kết về ưu đãi thuế quan

Bộ Tài chính đã kịp thời nội luật hóa cam kết về ưu đãi thuế quan

bo tai chinh da kip thoi noi luat hoa cam ket ve uu dai thue quan 2

“Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với Việt Nam được gần 3 năm (từ năm 2019). Đến nay, doanh nghiệp bước đầu đã tận dụng được cơ hội từ CPTPP. Đạt được kết quả này có sự hỗ trợ của các bộ, ngành mà điển hình là Bộ Tài chính trong việc kịp thời nội luật hóa cam kết về ưu đãi thuế quan” - bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chia sẻ.

PV: Bà đánh giá thế nào về thuận lợi và khó khăn cũng như kết quả tận dụng cơ hội từ CPTPP của doanh nghiệp (DN) trong thời gian qua?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực với Việt Nam được gần 3 năm, thì có đến 2 năm các thành viên CPTPP nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Tuy nhiên, trên bình diện chung, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 tháng của năm 2021 đã đạt 539,42 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 99,54 tỷ USD. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt hơn 267,93 tỷ USD, tăng gần 17%.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy, trong khó khăn DN Việt Nam đã tận dụng được cơ hội từ 14 FTA được ký kết, thực hiện, trong đó có CPTPP. Trong khó khăn nêu trên, đến nay nhiều cam kết của CPTPP đã được triển khai trên thực tế, những kết quả đầu tiên cũng đã được phản ánh thông qua các số liệu thống kê vĩ mô về thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP.

Đáng chú ý là các DN đã tận dụng được ưu đãi từ các FTA. Theo thống kê của Bộ Công thương thì DN bước đầu tận dụng được 30-40% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tận dụng được ưu đãi thuế quan từ CPTPP.

Việc DN từng bước tiếp cận lợi ích từ CPTPP có vai trò quan trọng từ việc nội luật hóa các cam kết mà Việt Nam và các nước thành viên tham gia.

Theo khảo sát của VCCI đến nay, có tổng cộng 11 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực ngay và 4 văn bản đang được soạn thảo để chuẩn bị thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực theo lộ trình trong giai đoạn 2019 - 2021. Trong đó, đặc biệt là các quy định về ưu đãi thuế, xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại.

PV: Bà có đề cập đến vai trò của xây dựng thể chế chính sách, tạo hành lang cho DN hội nhập, vậy bà đánh giá như thế nào về sự chủ động của Bộ Tài chính trong việc nội luật cam kết CPTPP và tạo điều kiện thuận lợi cho DN thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc nội luật hóa cam kết các FTA nói chung và CPTPP nói riêng. Nhìn từ góc độ xây dựng pháp luật thì Bộ Tài chính là một trong những cơ quan quan trọng trong việc nội luật cam kết thực thi cam kết về thuế quan. Bao gồm xây dựng biểu thuế ưu đãi xuất nhập khẩu, thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi theo CPTPP, các văn bản liên quan đến quy trình các minh xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng ưu đãi từ CPTPP.

CPTPP là hiệp định thương mại thế hệ mới có nhiều yêu cầu phức tạp và cao hơn các FTA mà Việt Nam ký kết trước đó. Trong đó, Bộ Tài chính đã thực hiện khá nhanh chóng các văn bản liên quan đến lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi thương mại, mở cửa các dịch vụ về tài chính thuộc thầm quyền quản lý của Bộ Tài chính.

Đó là Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ ký ban hành Nghị định 57/2019/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019-2022. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã ký ban hành thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hai văn bản này là cơ sở quan trọng để cộng đồng DN hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan mà CPTPP mở ra.

PV: Để quá trình xây dựng, ban hành thể chế trong thẩm quyền của Bộ Tài chính đạt hiệu quả, mang lại lợi ích tốt hơn cho DN, với vai trò cơ quan đại diện cho cộng đồng DN, bà có đề xuất gì?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm kết nối với các cơ quan ban hành chính sách, trong đó có Bộ Tài chính để truyền tải ý kiến của DN gặp phải những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực thi các FTA, trong đó có CPTPP.

Bên cạnh đó, thông qua các kênh thông tin từ hội thảo, chúng tôi chủ động hợp tác với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trong quá trình góp ý chính sách liên quan đến nội luật các cam kết FTA. Trong đó, chúng tôi cũng đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục có sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời ban hành chính sách, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành.

Trên thực tế, Bộ Tài chính và cơ quan hải quan đã thực hiện tốt các phương pháp quản lý rủi ro đối với kiểm tra hàng hóa, thông quan nhanh hàng hóa cho DN. Tuy nhiên, DN gặp trở ngại là chịu sự kiểm tra của thủ tục kiểm tra chuyên ngành từ các bộ, ngành, khi sự cải cách hành chính thủ tục xuất khẩu của các cơ quan nhà nước chưa được đồng bộ.

Trong CPTPP, có một chương tạo thuận lợi về hải quan, do đó chúng tôi mong muốn với vai trò chủ trì kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có sự hợp tác với các bộ, ngành liên quan nhanh chóng có sự thống nhất và tháo gỡ vướng mắc cho DN trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu.

PV: Xin cảm ơn bà!

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

Từ khóa: CPTPP, nội luật hóa cam kết về ưu đãi thuế quan

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392456
Go to top