Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Thu hút nguồn lực cho cơ sở hạ tầng: Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên trong APEC

dinh tien dung 0411

Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 đã thành công tốt đẹp với nhiều nội dung có chất lượng để trình lên các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC được diễn ra vào tháng 11/2017. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có những chia sẻ với báo chí về những nội dung quan trọng này.

Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng cho biết kết quả chung của Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017?

Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC năm 2017 được tiến hành thông qua Hội nghị Thứ trưởng và Phó Thống đốc ngân hàng trung ương, Hội nghị Quan chức Tài chính Cao cấp và đặc biệt sự kiện quan trọng nhất là Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC. Đây là sự kiện diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra vào tháng 11.

Với vai trò chủ trì Tiến trình này, Bộ Tài chính Việt Nam đã đề xuất 4 chủ đề ưu tiên, bao gồm: Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; tài chính bao trùm. Đây là việc cụ thể hóa chủ đề quốc gia “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai” mà Việt Nam đã đề ra trong năm APEC 2017 cũng như bám sát các chương trình hành động Cebu mà các Bộ trưởng Tài chính APEC đã thông qua tại APEC 2015.

Hội nghị đã ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính thể hiện cam kết tiếp tục phối hợp trong chính sách tài khóa, tiền tệ và cải cách cơ cấu để đạt được mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm. Các Bộ trưởng Tài chính cũng khẳng định Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC là một diễn đàn tích cực để tăng cường hợp tác chính sách và trao đổi kinh nghiệm giữa các nền kinh tế trong khu vực.

Các nội dung mà các Bộ trưởng Tài chính thống nhất sẽ được báo cáo lên các nhà lãnh đạo APEC sẽ nhóm họp vào tháng 11/2017. Trong đó, tôi xin nhấn mạnh hai nội dung về đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng và tài chính bao trùm, sẽ là nội dung quan trọng được tổng hợp trong báo cáo về Tăng trưởng bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trình lên các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh.

Xin Bộ trưởng chia sẻ thêm những nội dung mà các Bộ trưởng Tài chính APEC đã bàn thảo và thống nhất về 2 nội dung quan trọng mà Bộ trưởng vừa nêu?

Về chủ đề “Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng”, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 khẳng định tầm quan trọng của việc huy động các nguồn đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng: Bên cạnh nguồn lực của Chính phủ, các nguồn tài chính từ khu vực tư nhân, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng tốt. Trên cơ sở đó, các nền kinh tế APEC tập trung vào giải quyết các vấn đề nhằm huy động nguồn vốn dài hạn của khu vực tư nhân cho các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ chế đảm bảo lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia vào dự án Hợp tác công tư (PPP).

Nội dung này có ý nghĩa với Việt Nam đó là nhu cầu đầu tư hạ tầng giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam là khoảng 480 tỷ USD, trong khi khả năng ngân sách chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu. APEC là một trong những diễn đàn quan trọng giúp cho các nền kinh tế thành viên chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực nhằm giải quyết các thách thức trong nước. Thông qua cơ chế hợp tác khu vực trong vấn đề này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các nền kinh tế trong việc xây dựng chính sách huy động vốn cho cơ sở hạ tầng hiệu quả, minh bạch.

Về chủ đề “Tài chính bao trùm”, nội dung năm nay tập trung vào việc phát triển các dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 2017 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện khả năng tiếp cận của người dân, hộ gia đình, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở khu vực nông nghiệp và nông thôn đối với các dịch vụ tài chính, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần thu hẹp chệnh lệch thu nhập, thúc đẩy phát triển bền vững khu vực nông nghiệp nông thôn. Hội nghị cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính, đặc biệt là hệ thống thông tin tín dụng, giao dịch đảm bảo và hệ thống quy định về phá sản cũng như tài chính hỗ trợ thương mại và chuỗi cung ứng.

Nội dung này có ý nghĩa thiết thực đối với Việt Nam, nhất là đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế toàn diện, bao trùm và bền vững.

Có thể nói, việc đảm bảo nguồn vốn để đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng có thể nói là rất cấp thiết. Xin Bộ trưởng cho biết, chúng ta sẽ huy động vốn ra sao để đảm bảo đầu tư hệ thống hạ tầng tốt và đáp ứng sự phát triển của đất nước? Các nền kinh tế và các tổ chức nước ngoài trong APEC giúp đỡ Việt Nam như thế nào trong vấn đề này, thưa Bộ trưởng?

Như tôi đã nói, đây không chỉ là yêu cầu chung của các nền kinh tế APEC và với riêng Việt Nam, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. Chúng ta đã có Nghị quyết Trung ương về đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. Vừa qua, chúng ta đã có nhiều tiến bộ việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không theo hướng đồng bộ hơn. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trước mắt và đặc biệt là cho phát triển lâu dài và bền vững. Yêu cầu về vốn đầu tư cho đầu tư đồng bộ cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam là vô cùng lớn.

Trong điều kiện NSNN chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu hiện nay, việc huy động nguồn lực từ xã hội, kể cả trong nước, nước ngoài, các tổ chức quốc tế để tham gia hợp tác công - tư để đầu tư cơ sở hạ tầng cho Việt Nam là việc cần làm.

Thông qua Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, các Bộ trưởng đã thống nhất phải tạo ra cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư ngoài NSNN, đặc biệt từ các nền kinh tế APEC vào lĩnh vực này. Và muốn thu hút được phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và người dân của từng nền kinh tế trong APEC.

Về tài chính bao trùm, chính sách của Việt Nam như thế nào để triển khai nội dung này, thưa Bộ trưởng?

Tài chính bao trùm tức là cải cách thủ tục hành chính để người dân, DN nhỏ, siêu nhỏ có thể tiếp cận được với dịch vụ tài chính, dịch vụ tín dụng, trong đó có cả vấn đề thanh toán điện tử. Chúng ta cũng đã có chính sách hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, DN nhỏ, siêu nhỏ một phần tiếp cận được những chính sách này, phần khác Nhà nước lại có những ưu đãi trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho các đối tượng này.

Ví dụ, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng là người nghèo, cận nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính, dịch vụ tín dụng để có cơ hội làm ăn phát triển và làm giàu.

Hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam sẽ được triển khai như thế nào để thực hiện tài chính bao trùm, thưa Bộ trưởng?

Khi thực hiện tài chính bao trùm, các tổ chức quốc tế rất sẵn sàng hỗ trợ. Tất nhiên, khi tiếp cận với các khoản tín dụng của họ, mình phải có sự lựa chọn đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý chung của Việt Nam như nghiên cứu kỹ các chính sách về lãi suất, các điều kiện ràng buộc khác,... Chúng ta cũng phải cân đối vĩ mô với vi mô để đảm bảo cân bằng khi huy động vốn trong nước đang có nhiều thuận lợi.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nguồn: Báo Hải Quan

Từ khóa: thu hút, nguồn lực, cơ sở hạ tầng, đảm bảo, hài hòa lợi ích, bên trong APEC

Lượt truy cập

007424440
Go to top