Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Đại diện các nền kinh tế APEC đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam

Apec 2305

Ghi nhận các ý kiến bên lề tại Hội nghị MRT 23 cho thấy, đại diện các nền kinh tế thành viên APEC đánh giá cao những sáng kiến và chủ đề thảo luận được nước chủ nhà Việt Nam đề xuất, đó là: Tăng cường liên kết kinh tế, kết nối khu vực sâu rộng hơn, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa các thành viên trên các vấn đề tăng trưởng bền vững và bao trùm, ủng hộ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa…

Bà Alison Mann - Tổng cục trưởng Tổng cục Hội nhập Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand):

Sẵn sàng đón đầu các thách thức

Mục tiêu của đoàn New Zealand tại SOM 2 là tìm kiếm cách thức thực hiện các ưu tiên mà Việt Nam đề xuất và đã được thông qua tại SOM1 hồi tháng 3/2017. New Zealand đánh giá cao những đề xuất của Việt Nam và sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Việt Nam. New Zealand hiện là Chủ tịch Nhóm công tác về các hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ các nền kinh tế xây dựng các chương trình hành động nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức đang cản trở thương mại tự do. New Zealand sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự cho đến năm 2021, đồng thời đang phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các thành viên khác trong vấn đề này.

Ông John Karr - Giám đốc Chương trình Công nghệ và Truyền thông kỹ thuật số (Quỹ châu Á):

Tạo môi trường thuận lợi cho MSMEs

MSMEs vẫn được coi là xương sống của các nền kinh tế thành viên APEC. MSMEs chính là động lực trong ứng dụng khoa học công nghệ và sáng tạo hiện đại hóa. Song, các chủ doanh nghiệp nhỏ ở những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức khi muốn tiếp cận với thương mại qua biên giới gồm cơ sở vật chất, tài chính lẫn các quy định pháp luật nước sở tại. Chúng ta cần tạo ra môi trường tốt để MSMEs phát huy hết tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng. Với những ứng dụng kỹ thuật số đã và đang giảm thiểu đáng kể chi phí cho xuất khẩu, điều này giúp các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ có thể tiếp cận thị trường và tận dụng ưu điểm của chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông JOHN DRUMMOND - Trưởng bộ phận Thương mại trong Dịch vụ,  Tổng vụ Thương mại và Nông nghiệp (Tổ chức Hợp tác và phát triển - OECD):

Những hướng đi đúng đắn

Toàn bộ thực tiễn và mục tiêu của APEC là hướng tới khu vực tự do thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường sự thịnh vượng cho tất cả công dân của các nền kinh tế. Có rất nhiều con đường để đi tới đó, trong đó Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cách, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng là một con đường. Do vậy, dù là qua TPP, RCEP hay các sáng kiến khác thì đó đều là hướng đi đúng đắn cho hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC. Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò dẫn dắt trong khu vực.

Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương:

Nâng cao vai trò của MSMEs

Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp của đại diện các nền kinh tế APEC, đặc biệt là dành ưu tiên phát triển cho MSMEs trong thời gian tới. Ở khía cạnh này, Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với Peru và Thailand để có thể xây dựng chiến lược cho APEC về MSMEs tăng trưởng xanh và bền vững. Chúng tôi mong muốn hợp tác với các nền kinh tế thành viên để phát triển kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nền kinh tế thành viên cần kết hợp với các MSMEs vào chuỗi giá trị toàn cầu, dịch vụ và sản phẩm.

Ông YAsuhiKo YoshiDA - Vụ phó Vụ Chính sách thương mại (Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản):

Đào sâu hơn nữa chuỗi giá trị toàn cầu

Trong thời đại nền kinh tế số đang phát triển không ngừng, mối quan hệ giữa con người - máy móc, con người và con người, hay các doanh nghiệp với nhau sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường, tạo ra những giá trị mới cho xã hội. Chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để có thể đào sâu hơn nữa chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao nhận thức khái niệm này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm giúp các nền kinh tế thành viên đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cũng như tăng cường sức mạnh cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Để thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế thành viên, chúng ta cần đẩy mạnh môi trường kinh doanh thuận lợi trong khu vực, tăng tính cạnh tranh và tiếp tục thúc đẩy phát triển bao trùm trong khối APEC.

Đại sứ DonaldCampbell - đồng Chủ tịch cuộc họp Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC):

Tăng trưởng bao trùm rất quan trọng

Các nền kinh tế APEC đều đang ở giai đoạn thay đổi lịch sử trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng của các nền kinh tế APEC đang ngày càng được thúc đẩy, đem lại việc làm, lợi ích cho người tiêu dùng và nâng cấp công nghệ. Tuy nhiên, tăng trưởng APEC cũng cần được đặt trong bối cảnh phù hợp, góp phần giải quyết một số thách thức của kinh tế - xã hội mà chắc chắn đi kèm với sự thay đổi. Mặc dù khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới nhưng sự tăng trưởng đó chưa “bao trùm”, nói cách khác là khoảng cách giàu - nghèo còn lớn. Chính vì vậy, tăng trưởng bao trùm, bảo đảm tất cả mọi người trong xã hội đều được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu bắt buộc chúng ta phải tăng trưởng bền vững.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: đại diện, nền kinh tế, APEC, đánh giá cao, sáng kiến, Việt Nam

Lượt truy cập

007408116
Go to top