Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamViệt Nam tiến chắc trên con đường phục hồi sau đại dịch

Việt Nam tiến chắc trên con đường phục hồi sau đại dịch

phuc hoi

Việc Việt Nam mở cửa trở lại và trên đường phục hồi kinh tế mạnh mẽ như hiện nay là nhờ ý thức cộng đồng và lòng yêu nước mạnh mẽ, cũng như sự lãnh đạo linh hoạt và kiên quyết của chính phủ để đối phó với những thách thức to lớn mà đại dịch toàn cầu đặt ra.

Hình mẫu thành công trong ứng phó đại dịch

Viết trên trang Châu Á Toàn cầu AsiaGlobal Online, ông James Borton, chuyên gia cao cấp của Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp, Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết, vào đầu năm 2020, ít ai ngờ rằng Việt Nam - một quốc gia với gần 100 triệu dân và được công nhận là một trong những nền kinh tế trẻ nhất và phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á - lại nổi lên như một hình mẫu thành công trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19.

 Một nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, các chính sách của chính phủ - và quan trọng hơn, sự tin tưởng của người dân - đã giúp Việt Nam chiến đấu với đại dịch một cách hiệu quả. 

Tiến sĩ Vũ Thanh Vân - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hà Nội - cho rằng, công tác truyền thông và thực hiện chính sách một cách hiệu quả dẫn đến sự tin tưởng của công chúng đối với chính phủ, từ đó người dân ủng hộ và tuân thủ chính sách của chính phủ. Sự tin tưởng của người dân đối với Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ đại dịch là một minh chứng tốt cho mối quan hệ này.

Sự sẵn sàng của chính phủ chống đại dịch thể hiện rõ trong các khoản đầu tư cho y tế công cộng, cơ sở hạ tầng, các trung tâm hoạt động khẩn cấp và hệ thống giám sát sức khỏe cộng đồng quốc gia. Vào đầu năm 2021, Việt Nam hứng chịu làn sóng COVID-19 thứ tư do biến thể Omicron gây ra, dẫn đến việc buộc phải đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu và các cửa hàng ăn uống, đồng thời hạn chế dịch vụ vận chuyển tại các thành phố. Việc Chính phủ triển khai tiêm chủng hàng loạt, bắt đầu vào tháng 3.2021 đã chứng tỏ là một con đường đúng đắn để mở cửa trở lại đất nước.

Chống tham nhũng

Một khía cạnh quan trọng khác trong cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam là việc chống tham nhũng quyết liệt của chính phủ liên quan đến đại dịch. Đã có các vụ truy tố hình sự vì lạm dụng quyền lực liên quan đến việc phân phối bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19. Một thứ trưởng ngoại giao đã bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ liên quan đến chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài. Truyền thông đưa tin công khai về các cuộc điều tra, kỷ luật quan chức chính phủ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được niềm tin và sự tín nhiệm của người dân không chỉ trong các nỗ lực chống COVID-19 mà còn trong chiến dịch chống tham nhũng liên quan đến đại dịch.

Triển vọng phục hồi kinh tế

Sự kết hợp của chính sách chống dịch hiệu quả cùng với các biện pháp chống tham nhũng đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hồi phục và được dự báo tăng trưởng 7% trong năm nay, 2022. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nếu đạt được, đây sẽ là một trong những tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất trong khu vực, vượt qua mức dự kiến ​​6,2% của Ấn Độ. Các nhà kinh tế cho rằng, sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam là do hiệu suất sản xuất mạnh mẽ hơn nhờ lực lượng lao động đã quay trở lại các nhà máy.

Việt Nam cũng đã tăng cường nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác thương mại và đầu tư với nước ngoài. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (MPI) mới tổ chức hội nghị nhằm đề ra kế hoạch và các biện pháp chi tiết để nâng cao môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề xã hội sau đại dịch, phục hồi và phát triển kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ tại Washington D.C vào tháng 5. Cũng trong tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự trực tuyến lễ công bố khởi động thảo luận Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) - sáng kiến được Tổng thống Mỹ Joe Biden phát động trong chuyến công du tới Nhật Bản. Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - hai thỏa thuận thương mại tự do lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo chuyên gia James Borton, tác giả của bài viết trên Asia Global Online, việc Việt Nam mở cửa trở lại và quỹ đạo hiện tại hướng tới phục hồi kinh tế mạnh mẽ có được là nhờ ý thức cộng đồng và lòng yêu nước sâu sắc, cũng như sự lãnh đạo linh hoạt và kiên quyết của chính phủ để đối phó với những thách thức to lớn mà đại dịch toàn cầu đặt ra. Điều này cho thấy Việt Nam đang nổi lên là một người chơi chiến lược, một nền kinh tế mạnh mẽ trong khu vực, một trong những quốc gia thành viên hàng đầu của ASEAN và là một đối tác được săn đón trong thế giới cạnh tranh giữa các cường quốc.

Nguồn: Lao động 

Từ khóa: Việt Nam, phục hồi

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371663
Go to top