Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamGói kích thích kinh tế: Tốc độ phải quan trọng hơn quy mô

Gói kích thích kinh tế: Tốc độ phải quan trọng hơn quy mô

xuat khau nong san bai toan gia tang gia tri

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Chính phủ cần thực hiện gói kích thích về lãi suất nhanh, quy mô đủ rộng và đặc biệt "tốc độ phải quan trọng hơn quy mô" để doanh nghiệp nhanh chóng thẩm thấu thời điểm này.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, chúng ta đang rất chần chừ trong việc đưa ra các gói kích thích để phục hồi nhanh. Hầu hết là các gói hỗ trợ mang tính gián tiếp như giãn, hoãn thuế… với tổng giá trị quy đổi chưa tới 1% GDP.

Cân nhắc ngưỡng an toàn chính sách tiền tệ

“Chính sách tài khóa năm 2021 không có mục nào liên quan tới chống Covid-19. Cả giai đoạn 2021-2025 cũng không thấy có, mà chỉ nhắc tới việc dùng ngân sách dự phòng để xử lý. Điều này cho thấy chúng ta không có quy định nào rõ ràng về tình trạng khẩn cấp của thảm họa như các nước”, ông Nghĩa bày tỏ.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, theo báo cáo “Đánh giá về sự thay đổi trong điều hành kinh tế và cách thích ứng của các quốc gia khu vực châu Á với đại dịch” của ADB, về chính sách tài khóa, năm 2020 các nước đã tung ra những gói rất mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam còn rụt rè so với các nước khác. 

“Việt Nam sử dụng chính sách tiền tệ nhiều hơn các nước, trong khi chính sách tài khóa còn khiêm tốn, rụt rè. Do đó, chính sách tài khóa đóng vai trò lớn trong thời gian tới. Việt Nam nên cân nhắc chấp nhận tăng nợ công và tăng bội chi, tất nhiên là cần thiết lập kỷ luật tài khóa trong trung và dài hạn. Đồng thời, phân loại và xác định các mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn”, vị chuyên gia khuyến nghị.

Đồng tình về gói giải pháp phục hồi kích thích kinh tế thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng nên tránh việc đưa ra gói kích thích tài trợ lãi suất như năm 2009. Bởi cách làm này không đạt hiệu quả như mong muốn khi đẩy lạm phát tăng cao.

Nhấn mạnh rằng Việt Nam đã sử dụng tương đối nhiều dư địa của chính sách tiền tệ, đã đến đến ngưỡng phải cân nhắc về sự an toàn, đại diện ADB khuyến nghị chính sách tài khóa nên là trụ cột chính, bên cạnh sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ.

Theo tính toán của ADB và các tổ chức khác, các chính sách tài khóa của Việt Nam mới khoảng 2% GDP, là mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Từ thực tế này các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có dư địa để tăng lên.

Sàng lọc làm mới khu vực doanh nghiệp

Đặc biệt, bên cạnh quy mô, chính sách trọng tâm của gói kích thích kinh tế mới, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới đối tượng tiếp nhận chính sách và tính hiệu quả trong thực thi.

“Quan trọng hơn cả là hiệu quả của chính sách, nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả thì về mặt số lượng cũng không có ý nghĩa nhiều”, ông Cường nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhấn mạnh vấn đề xác định đối tượng hấp thụ chính sách, TS Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XV cho rằng, từ kinh nghiệm quốc tế, quan ngại lớn nhất hiện nay là tình trạng “zombie”.

“Là những doanh nghiệp không có khả năng tồn tại ngay cả khi được trợ cấp, kéo dài tình trạng “xác sống” trước khi rút khỏi thị trường. Sợ nhất là khoản vay đó không đi vào đúng đối tượng”, TS Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Theo ông Hiếu, xu hướng hiện nay là tạo ra sự sàng lọc mạnh mẽ, làm mới lại các khu vực doanh nghiệp, phương châm là không gượng dậy trên con đường cũ mà phục hồi mạnh mẽ trên con đường mới.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh có 2 điều cần là tiếp tục xóa bỏ các rào cản gia nhập thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phải sử dụng các biện pháp thị trường, tránh hành chính hóa.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trước mắt nên chăng tập trung vào các biện pháp ngắn hạn. “Trước mắt là phục hồi lao động. Ngoài gói kích thích lãi suất ra, tôi muốn có thêm gói tài chính trực tiếp, có thể Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho DNNVV vay, phục hồi việc làm, tài trợ an sinh xã hội”, TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: gói kích thích kinh tế

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391350
Go to top