Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamChuyển trạng thái thích ứng an toàn, nhiều chỉ số kinh tế tích cực

Chuyển trạng thái thích ứng an toàn, nhiều chỉ số kinh tế tích cực

chi so kte

Sau hơn 3 tuần thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP với chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nhiều chỉ số kinh tế của tháng 10 có chuyển biến tích cực. Niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân vào sự phục hồi của nền kinh tế tăng lên.

Sản xuất, kinh doanh phục hồi

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế mở cửa lại theo lộ trình, bước đi thận trọng, chắc chắn để thích ứng an toàn với dịch bệnh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tháng 10 phục hồi, từng bước hoạt động trở lại ổn định trong trạng thái bình thường mới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng 10 giảm 0,2% so tháng 9; 10 tháng tăng 1,81% so cùng kỳ, thấp nhất từ 2016. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất có xu hướng giảm. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 6,9% so với tháng trước, 10 tháng tăng 3,3%. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 10 tăng 111,2% và tăng 73,9% về vốn so với tháng 9. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng tăng 22%, trong đó xuất khẩu tăng 16,6%. Công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận định, các chỉ số trong tháng 10 rất tích cực; cầu tiêu dùng tăng trở lại; xuất siêu trở lại trong tháng 10 trong khi 9 tháng trước là nhập siêu; vốn FDI tăng 15,8% cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài về sự hồi phục kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục đảm bảo cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế; tín dụng 10 tháng tăng 8,6%; mặt bằng lãi suất ở mức thấp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó lớn nhất là dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, gây ra khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội; việc bảo đảm các cân đối lớn và giữ ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nhiều rủi ro… Sản xuất công nghiệp vẫn còn khó khăn, tính chung 10 tháng sản xuất công nghiệp tại TP.HCM và các địa bàn trọng điểm phía Nam vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ, trong khi tốc độ phục hồi của các trung tâm sản xuất công nghiệp phía Bắc chưa cao. Khu vực dịch vụ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao nhất

Theo Bộ KH&ĐT, áp lực sớm ổn định, duy trì phục hồi sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm là rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để sớm đưa toàn bộ nền kinh tế trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới với thời gian nhanh nhất, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất năm 2021, tạo nền tảng, động lực phục hồi và phát triển vững chắc cho năm 2022.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh không được chủ quan, cần nhìn nhận rõ các rủi ro, thách thức. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp; rủi ro tài khóa, nợ công, sức ép lạm phát... Hoạt động bán lẻ đã phục hồi nhưng còn yếu, do đó, cần kích thích tiêu dùng nội địa. Tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy đầu tư công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tiếp tục thực hiện các mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần quản lý rủi ro và đẩy mạnh phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết... Tiếp tục hoàn thiện Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đồng bộ với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Kết hợp tốt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tạo đòn bẩy cho phục hồi kinh tế. Khẩn trương thực hiện các gói hỗ trợ đã được thông qua gắn với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống tiêu cực, nhũng nhiễu; tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành trong đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế…

Nguồn: Báo Đấu thầu

Từ khóa: chỉ số kinh tế

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007600076
Go to top