Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamHỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19

Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 tác động tiêu cực trực tiếp tới kinh tế và thương mại quốc tế, các quốc gia trên thế giới đã có những phản ứng chính sách khác nhau nhằm hạn chế các tác động của dịch bệnh, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Với Việt Nam, đại dịch Covid-19 cũng gây nhiều tác động tiêu cực, do vậy, nhiều chính sách và giải pháp đã và đang được Chính phủ thực hiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất-kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phản ứng chính sách tại các nước trong bối cảnh dịch Covid-19

Theo số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế, đến cuối quý II/2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến giảm từ 3%-6%; số lượng người thất nghiệp tăng cao kỷ lục so với đại khủng hoảng những năm 1930. Đối với những nền kinh tế đang phát triển và phụ thuộc lớn vào kinh tế thương mại, mức suy giảm thương mại dự kiến từ 13%-23%, gây nên tổn thất kinh tế đặc biệt nặng nề. Chính phủ các quốc gia đang nỗ lực cân bằng các chính sách giữa việc giải quyết khủng hoảng y tế công cộng và những vấn đề của nền kinh tế, dựa trên những vấn đề sau:

- Khả năng điều tiết ngân sách đang ngày một thâm hụt nặng nề trong bối cảnh chi tiêu chính phủ gia tăng cho việc hỗ trợ người thất nghiệp và an sinh xã hội (trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội, chương trình việc làm công, nhà ở xã hội…)

- Hỗ trợ tài chính cho hệ thống y tế quốc gia đang trong quá trình gấp rút phát triển vắc - xin, đồng thời đảm bảo khả năng ứng phó với dịch bệnh hiệu quả.

- Triển khai các chính sách tài chính tiền tệ nhằm hỗ trợ thị trường tín dụng và các hoạt động kinh tế bền vững, đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp  (DN) hoạt động khó khăn vì dịch Covid-19.

- Triển khai các chính sách tài khoá nhằm thúc đẩy các hoạt động cơ bản nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh người dân giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm do phải đối mặt với những khó khăn về công việc, thu nhập và sức khoẻ.

Các tổ chức tài chính quốc tế khuyến cáo, Ngân hàng Trung ương (NHTW) và các cơ quan liên quan cần có sự can thiệp cụ thể đối với các khoản nợ quốc gia và thị trường trái phiếu DN để điều tiết ổn định thị trường, đảm bảo tính thanh khoản

1 9596

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các quốc gia phát triển và mới nổi đã áp dụng một loạt chính sách tài khoá, tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế, các quốc gia khác nhau sẽ có những quy mô thực thi khác nhau, nhưng tựu chung đều cắt giảm thuế, hoãn thuế, hỗ trợ thu nhập… (Bảng 1).

Với các chính sách tài khóa, tiền tệ các nước đã và đang thực hiện, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, chi tiêu chính phủ cho duy trì hoạt động nền kinh tế đến trung tuần tháng 5/2020 là 5,4 nghìn tỷ USD, cộng thêm với các khoản nợ cũng như việc bơm vốn cho nền kinh tế khiến cho con số này tăng lên thành 11 nghìn tỷ USD. IMF cập nhật con số nợ vay quốc gia trên toàn cầu tăng từ 3,9% (% tỷ trọng trong GDP) năm 2019 lên đến 13,9% năm 2020.

Thách thức đặt ra đối với kinh tế Việt Nam

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần 2, tình hình kinh tế chung chịu nhiều tác động tiêu cực hơn, cầu thế giới sụt giảm mạnh khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục sụt giảm.

Giải ngân vốn đầu tư của khu vực Nhà nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư khu vực tư nhân suy giảm. Về nguồn vốn FDI, trước diễn biến Covid-19 phức tạp và lan rộng tại hầu hết các đối tác đầu tư chính của Việt Nam, khả năng thu hút đầu tư FDI vẫn còn khó khăn.

Việt Nam có cơ hội thuận lợi để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, song vẫn chịu sự cạnh tranh từ một số thị trường như Ấn Độ, Indonesia… đòi hỏi có sự nỗ lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hút luồng vốn mới này. Về đầu tư khu vực tư nhân, do tình hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn nhiều khó khăn, nên trong năm 2020, việc các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư lớn là không nhiều.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng tiếp tục gặp khó khăn. Các thị trường đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam như :Mỹ (25,7%); EU (16,8%), Trung Quốc (16%), ASEAN (8,9%), Hàn Quốc (7,6%), Nhật Bản (7,4%) đều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Đối với thị trường Mỹ, do tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực nhưng chưa tác động tích cực ngay trong 6 tháng cuối năm 2020. Đối với các nước ASEAN, chính sách giãn cách xã hội đã được nới lỏng ở nhiều quốc gia và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi. Do vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu sang ASEAN sẽ tăng trở lại so với tháng 4, tháng 5 (giai đoạn đỉnh dịch).

Đối với thị trường Trung Quốc, tình hình hiện tại cho thấy dịch bệnh vẫn được kiểm soát tốt tại nước này. Kinh tế Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2020 được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Do vậy, trao đổi thương mại với Trung Quốc ổn định trong bối cảnh Covid-19 do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt ở cả 2 quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ thông quan có thể chậm lại để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh.

Đối với các thị trường như Hàn Quốc và Nhật Bản, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát tốt và kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì tăng trưởng ổn định ở hai thị trường này.

Bên cạnh đó, tâm lý tiêu dùng tại Việt Nam còn chưa ổn định tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến quy mô tiêu dùng. Trong 6 tháng cuối năm, tăng trưởng tiêu dùng có thể vẫn bị ảnh hưởng do thu nhập giảm hơn khi nhiều DN vẫn gặp khó khăn về đầu ra buộc phải cắt giảm lao động hoặc tiền công. Do vậy, thu nhập những tháng cuối năm không được cải thiện, người dân sẽ tiếp tục tâm lý e ngại, chủ yếu chi tiêu ở mức cần thiết, vào các nhu cầu thiết yếu

2 b1fc

Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, những tháng cuối năm cần phải có giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng, trong đó tập trung các vấn đề sau:

Thúc đẩy tiêu dùng trong nước

Một là, tạo điều kiện để DN khai thác tốt thị trường nội địa. Thị trường nội địa được coi là nền móng cho khu vực sản xuất. Trong nhiều năm, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được thực hiện gắn với Đề án Phát triển thị trường trong nước. Đến nay, DN trong nước đã dần bắt kịp với thị hiếu của người tiêu dùng, tuy vậy, vẫn còn khoảng cách lớn để DN trong nước nắm bắt khách hàng ngay trên địa bàn của mình.

Đại dịch Covid có thể coi là một cú huých buộc các DN phải nhìn nhận vị trí của thị trường trong nước và coi đây là thị trường có thể giúp DN trụ vững trong khi cầu thế giới giảm mạnh. Khai thác tốt thị trường nội địa sẽ là giải pháp giúp các DN vượt qua khó khăn. Tuy vậy, đây cũng là thử thách không nhỏ đối với DN trong nước. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách kích cầu phù hợp.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ, trợ cấp người dân chịu tác động của dịch bệnh. Thời gian qua, nhiều giải pháp hỗ trợ người dân đã được thực hiện, tuy nhiên, cần xác định rõ các tiêu chí xác định đối tượng nhận hỗ trợ, đồng thời, đơn giản hóa thủ tục giải ngân để đẩy nhanh tiến độ triển khai, góp phần giảm bớt khó khăn của người dân.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động kết nối DN với người tiêu dùng. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo kênh kết nối giữa DN sản xuất và các kênh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thông qua xúc tiến thương mại, qua hội chợ thương mại; Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trong nước nhận thức đúng về sản phẩm, chất lượng và giá cả của hàng hóa do DN trong nước sản xuất; Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các loại hình kinh doanh cả trực tuyến và trực tiếp.

Đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư

Ưu tiên giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy đầu tư tư nhân và tận dụng nguồn vốn FDI. Trong những tháng cuối năm cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các chính sách mới.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư tư nhân; tận dụng tối đa nguồn vốn FDI đang dịch chuyển khi các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư đang tìm cách thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng. Đồng thời, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân để khôi phục hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Tiếp tục duy trì, tạo điều kiện thuận lợi và tái cơ cấu DN nhằm nâng cao hiệu quả theo hướng giảm đầu mối, cập nhật công nghệ, cơ cấu và đào tạo nhân lực hợp lý. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, các DN đã rất chủ động có giải pháp tự cứu mình qua nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như giãn nộp thuế, giảm phí, giảm giá điện, có gói an sinh xã hội, miễn đóng bảo hiểm tử tuất. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DN.

Nguồn: Tạp chí Tài chính

Từ khóa: giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, giải ngân nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370856
Go to top