Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamHậu Covid-19: Chuyển Đổi Số, Khơi Thông Thị Trường, Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp

Hậu Covid-19: Chuyển Đổi Số, Khơi Thông Thị Trường, Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp

kinh te viet nam

Việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp là bước đi bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải tính đến để tồn tại được trong giai đoạn khó khăn

Việc gắn nghiên cứu với đầu tư công nghệ là bước đi tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đang được xem là quan trọng, căn cơ nhất trong nỗ lực tìm đầu ra bền vững cho các sản phẩm.

Cùng với đó, việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp là bước đi bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải tính đến để tồn tại được trong giai đoạn khó khăn. Tiếp tục tọa đàm: Hậu Covid-19: Chuyển đổi số, khơi thông thị trường, tái cấu trúc doanh nghiệp do phóng viên VOH thực hiện với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM; Ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu – Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM; Ông Văn Công Thật - Giám đốc Công ty TNHH KNJ Kim Ngọc - Chủ tịch Hội doanh nghiệp huyện Cần Giờ; Ông Trần Quốc Thắng - Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong huyện Củ chi, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp huyện Củ Chi.

*VOH: Thưa ông Trần Quốc Thắng, ngoài hạ tầng chuồng trại, sử dụng công nghệ cao để quản lý trang trại và quản lý giống, việc ứng dụng công nghệ là điều mà doanh nghiệp chăn nuôi heo đang thực sự cần phải không? Và doanh nghiệp ông đã tìm hiểu để ứng dụng chưa?

Ông Trần Quốc Thắng: Trong xu thế mới, trong sản xuất chung cũng như nông nghiệp nói riêng, cần an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc và giá trị của người nông dân khi tham gia vào chuỗi cung ứng này thì có được sản phẩm an toàn, chất lượng và có giá trị thương mại trên thị trường cao. Đây là xu thế cần chuyển đổi của doanh nghiệp hoặc các hộ chăn nuôi. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới cho sản xuất nông nghiệp cũng như cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi không có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ nên tìm hiểu cũng rất vất vả, khó khăn. Chúng tôi khó tìm được đơn vị doanh nghiệp nào mình đặt trọn niềm tin vào họ. Bởi vì mình là doanh nghiệp nhỏ, khi nói vấn đề của doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp lớn cũng ít quan tâm. Còn đối với những doanh nghiệp công nghệ nhỏ thì họ không có đủ lực để đáp ứng nhu cầu của chúng tôi. Một vấn đề nữa là vấn đề kinh phí, với những đặt hàng của chúng tôi thì doanh nghiệp công nghệ đưa ra giá rất cao, đó là vấn đề khó cho chúng tôi trong việc chuyển đổi.

*VOH: Xin được nghe thêm ý kiến của ông Văn Công Thật, ông cũng đã tiếp cận rất nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi quản lý kinh doanh của mình chứng tỏ ông đang rất quan tâm vấn đề chuyển đổi số. Hiện nay không biết ông đã sử dụng ứng dụng nào chưa ? ông có đề xuất gì đối với những sản phẩm, ứng dụng khác không?

Ông Văn Công Thật: Vừa rồi, tôi cũng đã áp dụng giải pháp là ngồi tại nhà hoặc đi đâu cũng cần nắm bắt được cái giá, vì lĩnh vực của tôi là ngành vàng bạc, thì không thể có giá ấn định một lúc được. Một ngày có thể có 2, 3 giá, hoặc 10 giá. Xu hướng thế giới giá lên xuống thường xuyên chứ không như trước đây, do đó, giờ đây, tôi có thể ngồi tại chỗ cũng có thể quản lý được 2, 3 cửa hàng. Chỉ cần khởi động máy điện thoại lên, click vào thì giá các cửa hàng đều hiện lên. Còn một phần mềm nữa mà hiện nay đơn vị đang cung cấp cho doanh nghiệp tôi về quản lý vàng, quản lý dịch vụ cầm đồ, hiện chúng tôi đang triển khai. Tôi nghĩ tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp đặt ra thì những nhà cung cấp dịch vụ đó phải theo nhu cầu thực của doanh nghiệp. Sắp tới, công ty chúng tôi cần nâng cao hơn, không cần nhân sự nhiều, thông qua phần mềm có thể kiểm soát và quản lý được, nắm bắt được hàng hóa nào khách hàng không hài lòng, làm thế nào để tiếp cận khách hàng được nhiều hơn nữa.

Từng theo giải pháp dựa theo nhu cầu của từng ngành nghề, doanh nghiệp, tôi nghĩ phải xây dựng các gói chi tiết hơn. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tôi cho rằng nên xây dựng các gói giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận trước khi nhân rộng đại trà. Còn thuê bao hàng tháng về phí khá là tốn kém và đa số các doanh nghiệp đều e ngại.

*VOH: Xin cảm ơn ông Văn Công Thật. Ông Trần Tuấn Anh cho một vài nhận xét về tình hình chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện nay, nhất là thời điểm xảy ra dịch Covid-19 thì việc chuyển đổi số được các doanh nghiệp nắm bắt như thế nào? Ông nêu một vài điển hình doanh nghiệp chuyển đổi số đã thành công?

Ông Trần Tuấn Anh: Qua đại dịch Covid-19, mọi người có ý thức nhiều hơn, mua bán online phát triển bùng nổ trong giai đoạn vừa qua rất nhiều. Trong đại dịch, có những doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều, đó là những doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. Tại sao mọi người e ngại? Tại vì mọi người nghĩ chuyển đổi số là cái gì đó ghê gớm lắm, tốn rất nhiều tiền, tốn rất nhiều nguồn lực, mà công nghệ thông tin thường trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa triển khai, do đó mọi người cứ ngại ngần như thế. Thật ra, nó không tốn nhiều tiền như mọi người nghĩ, chỉ bằng bữa ăn sáng vài trăm ngàn đồng thôi, thì ai cũng làm được. Chúng ta cứ bắt tay vào và đừng nghĩ rằng phải mua 1 phần mềm nhiều tỷ đồng. Và bây giờ, cũng đã có những doanh nghiệp công nghệ thông tin có uy tín đồng hành cùng với mình.

Chúng ta cũng không cần nguồn nhân lực ban đầu nữa, hãy cứ bắt đầu với nó đi, không cần đầu tư gì nhiều cả, chúng ta sẽ thấy sự hữu ích của nó và từ đó sẽ bước tiếp. Tựu trung là trong 3 công đoạn thôi, thứ nhất là với khách hàng, các ứng dụng công nghệ thông tin này giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình hơn, trong đó có phần phân tích dữ liệu, dựa trên việc hiểu trải nghiệm của khách hàng thì chúng ta thấy là cần gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó chúng ta thay đổi mô hình kinh doanh của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Chuyển đổi số cũng giống như mô hình khác thôi, kết quả của nó phải đem lại hiệu quả kinh doanh. Tân Hiệp Phát, PNJ, các doanh nghiệp về dịch vụ hàng không, các tổ chức ngân hàng họ ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều, kể cả những doanh nghiệp nhỏ. Vừa rồi, trong khó khăn dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi hình thức kinh doanh sang kinh doanh trực tuyến, giao hàng trực tuyến, nền kinh tế chia sẻ như grab… đó là những mô hình chuyển đổi số hiện nay.

*VOH: Với đặc điểm doanh nghiệp TP.HCM, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi bắt tay vào chuyển đổi số thì theo ông Chu Tiến Dũng, doanh nghiệp thường gặp phải những vấn đề gì? Về mặt chính sách, theo ông, chính sách cần thế nào để thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn.

Ông Chu Tiến Dũng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có tâm ký lo ngại, sợ tiếp cận, sợ không thành công, mất thời gian thì phải xóa bỏ tư tưởng này. Thứ hai, trên cơ sở xác định rõ quyết tâm của mình đưa công nghệ số vào trong kinh doanh để thay đổi doanh nghiệp. Có thể nói doanh nghiệp trải qua 9 tháng mà chưa bao giờ gặp phải, đây là sức ép khiến doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại quá trình sản xuất kinh doanh, các nguồn lực, tái cấu trúc cả thị trường, tăng cường hợp tác liên kết hơn nữa với nhau… Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đưa ra, nhìn chung doanh nghiệp chỉ hấp thụ được khoảng 20%. Hướng tới chúng tôi cho rằng, muốn nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp, thì cần xem xét lại bộ tiêu chí, các đối tượng thụ hưởng làm sao cho đơn giản và sát thực tế hơn.

*VOH: Xin cảm ơn các vị khách mời.

Nguồn: VOV

Từ khóa: doanh nghiệp, tái cấu trúc, quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả, bộ tiêu chí, đối tượng thụ hưởng

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007385977
Go to top