Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Việt NamKinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Chủ động 'xây tổ' để đón 'đại bàng'

Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Chủ động 'xây tổ' để đón 'đại bàng'

11.06-01

Chia sẻ với TG&VN, TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc và Quản lý Dự Án Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (FNF) nhận định, Việt Nam cần chủ động hơn để đón cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng truyền thông của Việt Nam đề cập rất nhiều đến việc các tập đoàn nước ngoài phát tín hiệu dịch chuyển chuỗi sản xuất, cung ứng trong khu vực châu Á.

Cụ thể, hình ảnh chiếc tai nghe không dây AirPods Pro mới nhất của Apple với dòng chữ Assembled in Vietnam (lắp ráp lại Việt Nam) và thông tin Panasonic sẽ ngừng sản xuất máy giặt và tủ lạnh ở Thái Lan, đóng cửa nhà máy sản tại nước này từ mùa thu năm nay và hợp nhất sản xuất sang một cơ sở lớn ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để đón làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) mới nhằm đón các “đại bàng” đến làm tổ. Những tín hiệu đó đã dấy lên hy vọng, Việt Nam có thể là bến đỗ an toàn để các “đại bàng” chọn xây tổ?

Cần những dòng vốn “sạch”

Theo TS. Phạm Hùng Tiến, “đại bàng” thường là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia. Việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia sang Việt Nam là công việc đã được tiến hành liên tục từ năm 1992 đến nay.

28 năm qua, Việt Nam thường xuyên đón các nhà đầu tư từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hay gần đây là đến từ các nước châu Á.

TS. Phạm Hùng Tiến nhận định, không thể phủ nhận đây là một “vận hội” lớn của Việt Nam, song, cần chú trọng đón nhận những dòng vốn “sạch” - những dòng vốn đóng góp cho tăng trưởng bền vững và phù hợp với các tiêu chí về môi trường tại Việt Nam.

Dòng vốn “sạch” cần đảm bảo những yêu cầu như “win-win” - mang lại lợi thế lâu dài cho cả hai bên; Dưới góc độ của nhà đầu tư nước ngoài, quan trọng là dự án đầu tư phải sinh lời và lợi nhuận phải chuyển được ra nước ngoài, hoặc đơn giản hóa các thủ tục thay đổi tăng vốn đầu tư của công ty có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Dưới góc độ của Chính phủ Việt Nam, trước hết các thiết bị và công nghệ đi kèm phải tuân thủ các tiêu chí bảo vệ môi trường trong nước, dòng vốn FDI cần ổn định, có hướng đầu tư lâu dài, không có hiện tượng chuyển giá và phải đóng thuế đầy đủ. Bên cạnh đó, dự án đầu tư phải tạo ra công ăn việc làm tại địa phương, có khả năng kết nối với doanh nghiệp nội địa.

TS. Phạm Hùng Tiến cho rằng, để thu hút được vốn “sạch”, Việt Nam cần thuyết phục và cung cấp những thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài để họ thấy và nhận thức được tiềm năng to lớn của đối tác. Từ đó, giúp các nhà đầu tư lựa chọn được hình thức đầu tư đúng.

Nếu dòng vốn 100% từ nước ngoài, Việt Nam cần lưu ý yếu tố liên kết giữa doanh nghiệp để tránh tình trạng chuyển giá. Để dòng vốn “sạch” đóng góp vào chất lượng tăng trưởng, Việt Nam cũng cần xác định, thẩm định, đàm phán trao đổi với nhà đầu tư về quy mô vốn đăng ký. Tiếp theo, cần làm rõ lộ trình giải ngân vốn.

Tính xa hơn, để dòng vốn “sạch” triển khai thành công thì địa điểm đầu tư tại Việt Nam cần đảm bảo kết nối cơ sở hạ tầng, đảm bảo về nguồn lực và có các ưu đãi về thuế, chính sách thị trường ổn định cho nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp đó cần đảm bảo công tác đào tạo nghề và có sự gắn kết với cơ sở đào tạo, trường Đại học, Viện nghiên cứu tại Việt Nam.

Khắc phục điểm yếu, chủ động đón sóng FDI

Về dài hạn, theo TS. Phạm Hùng Tiến, Việt Nam cần tập trung khai thác cơ hội từ các tập đoàn xuyên quốc gia mang lại. Bởi các tập đoàn xuyên quốc gia thường có nguồn thông tin, nguồn thống kê từ các tổ chức có uy tín trên thế giới, các tổ chức định chế tài chính và thường có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên rất am hiểu về địa điểm đầu tư.

Về chuỗi cung ứng, các tập đoàn xuyên quốc gia đã hình thành nhiều chuỗi cung ứng đã ổn định xung quanh Việt Nam như các ngành công nghiệp thép ở Indonesia, ngành công nghiệp xe hơi ở Thái Lan hay các chuỗi cung ứng của các ngành liên quan đến hóa học nhận tại Ấn Độ. Từ đó, TS. Phạm Huy Tiến nhận thấy, để đón sóng đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp Việt Nam phải biết định vị vào mắt xích nào của chuỗi đó và cần đạt được những tiêu chuẩn mà các “nhà đầu tư đại bàng” đề ra.

Trong số các “đại bàng” đến Việt Nam, các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia vẫn còn ít. Vì vậy, Việt Nam cần hiểu rõ nhu cầu của các “đại bàng”, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, con người và chính sách để “xây tổ” sẵn sàng đón sóng FDI.

Dù “đại bàng” hay “chim sẻ” thì vẫn có một điểm chung đều là các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, quan trọng nhất vẫn là hòa hợp và liên kết được với doanh nghiệp nội địa. Chúng ta không thể hy vọng rằng, các “nhà đầu tư đại bàng” sẽ sang để hỗ trợ Việt Nam phát triển hay chuyển giao công nghệ. Mục đích chính của họ vẫn là kiếm được lợi nhuận và chuyển được lợi nhuận ra nước ngoài.

Nếu "đại bàng" mà không tuân thủ các điều kiện về bảo vệ môi trường như bài học Vũng Áng thì rõ ràng huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã phải trả giá đắt. Còn ngược lại, nếu doanh nghiệp nhỏ, có thể chỉ tạo ra vài chục công ăn việc làm nhưng lại đóng thuế đầy đủ hoặc là mắt xích trong một chuỗi cung ứng hay đến từ các nước G7 thì Việt Nam vẫn có thể học hỏi được một điều gì đó.

Hiện tại, trong cuộc đua “đón đại bàng”, Việt Nam còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước đây, các nhà đầu tư chỉ chọn Việt Nam như một địa điểm để sản xuất với nhân công giá rẻ, chưa nói đến chất lượng, đa số hàng “Made in Việt Nam” ở nước ngoài vẫn phải chịu “tai tiếng” là hàng giá rẻ.

Bởi Việt Nam chỉ có được thế mạnh tạm thời là nguồn lao động đông đảo hay ưu đãi thuế quan cũng đang là thế mạnh. Tuy nhiên, điều kiện về người lao động, liên quan đến tay nghề, phong cách làm việc hay kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chưa được đánh giá cao, khiến Việt Nam chưa thể đón các nhà đầu tư công nghệ lớn.

Song song với đó, so với các nước phát triển, chi phí logistic của Việt Nam còn quá cao (chiếm khoảng 25%). Trong khi ở Thái Lan khoảng 19-20% và ở Đức chỉ khoảng 8-9%. Vì vậy, cần cải thiện hoạt động logistic theo hướng giảm chi phí kho bãi, vận chuyển, vận tải… từ đó, giúp giảm giá thành sản xuất, thời gian, tạo lợi thế để đón các nhà đầu tư.

Đặc biệt, TS. Phạm Hùng Tiến nhận thấy, Việt Nam vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài, chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu và thị trường đầu ra của sản phẩm mà nhà đầu tư định sản xuất tại Việt Nam.

“Chúng ta chỉ gặp được các nhà đầu tư khi họ đến với chúng ta. Vì vậy, việc tham gia các hội chợ quốc tế lớn hay tham gia các hội thảo chuyên ngành sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp, địa phương gặp gỡ và kết nối với các nhà đầu tư làm ăn bài bản”, TS. Phạm Hùng Tiến nói.

Nói thêm về việc đón “đại bàng” trong thời gian tới, TS. Phạm Hùng Tiến nhấn mạnh, công cuộc này không diễn ra một sớm một chiều. Nếu Việt Nam chỉ phát triển từ “ngọn”, mà thiếu đi việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề thì sẽ không thể thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dù muộn màng, Việt Nam vẫn phải đặt nền móng cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo đủ mạnh để nắm bắt cơ hội tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Đặc biệt, cần cho các nhà đầu tư thấy, Việt Nam cũng là thị trường nội địa hấp dẫn chứ không chỉ là địa điểm để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Nguồn: Báo Quốc tế

Từ khóa: kinh tế Việt Nam, hậu Covid-19, chủ động, xây tổ, đại bàng

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371556
Go to top