Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiTái thiết các nền kinh tế ASEAN trong thế giới hậu COVID-19

Tái thiết các nền kinh tế ASEAN trong thế giới hậu COVID-19

Chiến lược để làm cho khu vực Đông Nam Á kiên cường và có khả năng thích ứng hơn với ba xu hướng toàn cầu then chốt là một phần quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN trong tuần này

screen shot 2021 10 18 at 21 49 32 20211018215405

COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch và bán lẻ tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images.

Bài viết trên báo The Straits Times nhận định các chiến lược để làm cho khu vực Đông Nam Á trở nên kiên cường hơn và có khả năng thích ứng hơn với ba xu hướng toàn cầu then chốt là một phần quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong tuần này.

Kết quả kinh tế của Hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ có tác động lớn hơn đối với khu vực. Ở hậu trường, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN bận rộn làm việc về các biện pháp cần thiết ở cấp khu vực để khôi phục quỹ đạo tăng trưởng của Đông Nam Á sau những tác động của đại dịch COVID-19.

* Tác động của COVID-19

Không thể phủ nhận dịch COVID-19 đã có những tác động tàn phá đối với các nền kinh tế ASEAN. Khu vực này đã phản ứng tốt với sự lây lan ban đầu của virus, tránh được thiệt hại lớn về người, như được chứng kiến ở Mỹ và những nơi khác, bằng cách áp đặt các biện pháp phong tỏa, bắt buộc người dân đeo khẩu trang cùng với những biện pháp khác. Indonesia và Philippines đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào năm ngoái.

Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Delta trong năm nay đã khiến cho số ca mắc và tử vong tăng mạnh, một phần nguyên nhân là do sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine. Tình hình bất ổn chính trị ở Malaysia, trong đó có việc tổ chức cuộc bầu cử bang Sabah vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, đã dẫn đến sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 ở Malaysia.

Sau cuộc đảo chính ở Myanmar hồi tháng Hai, và trong bối cảnh các cuộc phản kháng trong nước gia tăng, đã có một lượng lớn ca mắc COVID-19 và tử vong ở nước này.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ người được tiêm chủng tăng nhanh, các chính phủ trong khu vực đang dần chấp nhận thực tế rằng COVID-19 giờ đây là bệnh đặc hữu trong khu vực. Thông điệp từ các nhà hoạch định chính sách lúc này là chúng ta đang bước vào trạng thái bình thường mới, tại đây chúng ta phải học cách sống chung với virus. Các chiến lược với mục tiêu “Không COVID-19” không còn khả thi.

Về mặt tích cực, bất chấp những biến động, các quốc gia ASEAN nhìn chung đã cho thấy khả năng phục hồi và duy trì tầm quan trọng tương đối của mình trong thương mại toàn cầu. Myanmar là trường hợp ngoại lệ, với việc Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế nước này sẽ giảm 18% trong năm 2021, do hậu quả của cuộc đảo chính quân sự và dịch bệnh còn đang hoành hành.

Điều đó nói lên rằng các nền kinh tế ASEAN chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng khó khăn. Giá cả hàng hóa cao hiện nay cộng với sự yếu kém đang diễn ra trong thương mại dịch vụ sẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm trong tương lai.

ASEAN cũng cần nhìn xa hơn việc quản lý ảnh hưởng tức thời của COVID-19 để phát triển chiến lược phục hồi dài hạn. Về vấn đề này, các Bộ trưởng Kinh tế đã tập trung vào ba sự thay đổi then chốt trong nền kinh tế toàn cầu mà dịch bệnh đã mang lại hoặc thúc đẩy.

* Duy trì sự kết nối thương mại toàn cầu

Thứ nhất, dịch bệnh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự kết nối thương mại toàn cầu. Việc áp đặt đột ngột các biện pháp phong tỏa đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một hệ quả là người dùng cuối như các nhà bán lẻ nhiều khả năng sẽ rời khỏi hoạt động sản xuất tức thời (Just-in-time, tức là đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm cần thiết) và phụ thuộc vào một vài trung tâm sản xuất. Ví dụ, các nhà bán lẻ quần áo theo mùa có khả năng đặt hàng quần áo từ các nhà sản xuất gần cửa hàng của họ hơn thay vì phụ thuộc vào Việt Nam hay Bangladesh.

Mặt khác, ở góc độ kết nối chuỗi cung ứng, ASEAN đã và đang có những bước tiến đáng kể, đặc biệt thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội, nhằm tăng cường sự hợp tác kinh tế và kết nối chuỗi cung ứng của ASEAN để đối phó với dịch bệnh.

Ngoài danh mục các sản phẩm liên quan đến y tế hiện có, danh sách này gần đây đã được mở rộng bao gồm hơn 100 sản phẩm nông nghiệp. Điều này sẽ giảm bớt rào cản đối với dòng chảy của các sản phẩm liên quan đến y tế và nông sản trong khu vực.

Tuy nhiên, dịch bệnh cũng làm gia tăng tâm lý theo xu hướng bảo hộ trong khu vực. Cần tập trung trở lại việc giảm bớt những biện pháp phi thuế quan đối với các hàng hóa thiết yếu.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ thông qua Bộ công cụ về hiệu quả chi phí của biện pháp phi thuế quan. Bộ công cụ này sẽ cung cấp quy trình thực hiện từng bước và các công cụ để đánh giá các biện pháp đó, với mục đích thúc đẩy việc thực hiện tốt quy định.

Bên cạnh việc thúc đẩy trao đổi hàng hóa, ASEAN cũng cần chú ý đến các dòng chảy dịch vụ và đầu tư. Hội nghị thượng đỉnh sẽ thông qua Khuôn khổ thúc đẩy đầu tư ASEAN đã được nhất trí hồi đầu năm nay. Bước tiếp theo sẽ là triển khai và vận hành khuôn khổ này.

Thách thức của ASEAN là giảm thiểu chủ nghĩa bảo hộ trong các ngành dịch vụ. Việc Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN có hiệu lực vào tháng Tư năm nay sẽ tạo ra một môi trường minh bạch, ổn định và dễ dự đoán hơn cho thương mại dịch vụ trong khu vực, cung cấp cho các doanh nghiệp quyền tiếp cận dịch vụ ưu đãi rộng rãi nhất đối với các thị trường ASEAN, và tạo tiền đề cho sự hội nhập dịch vụ hơn nữa trong khu vực.

* Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Thứ hai, dịch bệnh đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu. Việc thiết lập các thói quen “làm việc tại nhà” đã nhấn mạnh tính kết nối số. Ngày càng có nhiều người nhận thức được sự cần thiết phải có một chiến lược chuyển đổi số mang tính gắn kết và toàn diện khu vực.

Một chiến lược như vậy có thể kết hợp với việc sử dụng công nghệ theo dõi và truy vết, dữ liệu lớn và chuỗi khối (blockchain). Với dân số trẻ và hiểu biết về công nghệ, khu vực Đông Nam Á nắm giữ tiềm năng rất lớn đối với chuyển đổi số.

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh sẽ đưa ra tuyên bố khẳng định cam kết của khối đối với việc tăng cường hội nhập và chuyển đổi số trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN sẽ bắt tay vào nghiên cứu Hiệp định khung về kinh tế số đến năm 2023 và bắt đầu đàm phán vào năm 2025.

* Phát triển kinh tế bền vững

Thứ ba, phát triển bền vững là xu hướng toàn cầu đang nhanh chóng chiếm vị trí chủ đạo. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế đang phát triển Khuôn khổ kinh tế tuần hoàn ASEAN, trong đó đưa ra cam kết của khối đối với phát triển bền vững.

Khuôn khổ này đề ra một lộ trình tiến tới sử dụng hiệu quả tài nguyên, khả năng phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững trong khu vực.

Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á đã đề xuất rằng các sáng kiến trong khuôn khổ có thể bao gồm các chuỗi giá trị tuần hoàn khu vực tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ carbon thấp chuyên biệt.

Viện này cũng khuyến nghị rằng trong khi theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững dài hạn của khu vực, cần tính đến các tác động kinh tế, ngành nghề và xã hội rộng lớn hơn của những nỗ lực đó.

Một đề xuất khác của viện này là hợp tác toàn ASEAN trong việc chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực. Để thực hiện nhiệm vụ nhiều mặt này, điều quan trọng là ASEAN phải thực hiện các biện pháp thiết thực và hữu hình với các mốc thời gian rõ ràng.

Tổ chức này cũng cần phải xác định sự đánh đổi và ý nghĩa tài trợ tổng thể. Một số ví dụ về những gì cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang các hệ thống năng lượng bền vững bao gồm hỗ trợ tài chính xanh, thị trường carbon và đầu tư cho năng lượng tái tạo.

* Định vị cho sự phát triển trong tương lai

Bằng việc tập trung vào ba xu hướng toàn cầu, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã nhắm mục tiêu một cách đúng đắn vào các cách thức để tăng cường khả năng phục hồi của khu vực và định vị cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Cách tiếp cận này dường như là thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực để toàn bộ khu vực ASEAN sẽ được coi là cơ sở sản xuất và điểm đến đầu tư duy nhất. Để đạt được điều đó, ASEAN cần thúc đẩy quá trình số hóa hơn nữa và nhấn mạnh tính bền vững cùng với tăng trưởng.

Các mục tiêu này được cho là cần thiết cho sự thịnh vượng của ASEAN trong tương lai. Tuy nhiên, những thách thức lớn vẫn còn, đặc biệt là một ASEAN hai tốc độ. Kể cả khi tất cả các nền kinh tế ASEAN đều tăng trưởng, khoảng cách giữa các nền kinh tế tiên tiến hơn như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Brunei, và những nền kinh tế thành viên kém phát triển hơn như Campuchia, Lào và Myanmar, có thể gia tăng. Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách này là một trong những thách thức dài hạn mà ASEAN hậu dịch bệnh sẽ phải vật lộn giải quyết./.

Nguồn: Bnews

Từ khóa: ASEAN, Đông Nam Á, kinh tế thế giới, chuyển đổi số, Covid-19

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370886
Go to top