Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiCovid-19 thay đổi mô hình toàn cầu hóa

Covid-19 thay đổi mô hình toàn cầu hóa

covid thuong mai1

Những thay đổi do đại dịch mang lại sẽ vẫn tồn tại

Toàn cầu hóa đang trải qua một số thay đổi cơ cấu sâu sắc mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được.

Thương mại toàn cầu đã giảm tầm quan trọng. Đây là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ đầu những năm 1990 đến khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thương mại mở rộng với tốc độ trung bình hàng năm là 7% trong giai đoạn 1992-2006, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình 3,7% GDP toàn cầu.

Trong mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới mở rộng với tốc độ gần như tương tự, 3,5%, nhưng thương mại toàn cầu tăng ở mức thấp hơn đáng kể là 2,5%; thương mại không còn là động lực chính nữa. Đại dịch sau đó đã gây ra một cú sốc nghiêm trọng không tương xứng đối với thương mại, khi thương mại năm 2020 đã giảm tới 5,5% trong khi nền kinh tế toàn cầu chỉ giảm 3,3%.

covid thuong mai

Một số yếu tố kết hợp làm thương mại toàn cầu suy giảm

Thu nhập tăng ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác đã làm xói mòn lợi thế về chi phí lao động. Khi các công ty quyết định nơi mở một nhà máy mới, nhân công giá rẻ không còn là yếu tố chính.

Chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng. Ngay cả trước khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại, nhiều quốc gia đã sử dụng hàng loạt các rào cản thương mại, từ thuế quan đến các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu.

Đại dịch đã nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của các chuỗi cung ứng toàn cầu trước những cú sốc, từ thiên tai đến căng thẳng địa chính trị.

Đại dịch là vấn đề nghiêm trọng và bất ngờ nhất; nó đứng đầu trong những gián đoạn liên tục đối với thương mại và gây ra sự tàn phá trong các lĩnh vực sản xuất trong nước. Hậu quả thật đáng kinh ngạc. Nếu bạn đang ở Hoa Kỳ và muốn đặt mua một chiếc ô tô mới ngay hôm nay, có thể bạn sẽ phải đợi một năm để được giao hàng. Nếu tủ lạnh của bạn bị hỏng, bạn sẽ phải may mắn lắm mới tìm mua được cái mới. Khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jay Powell nói rằng ông tin tưởng rằng những vấn đề này sẽ tự giải quyết trong vài tháng, rất nhiều người trong thế giới doanh nghiệp phải tròn mắt.

Các nguyên liệu chính cũng đang tăng lên cả về tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị. Đổi mới công nghệ đang làm cho một số nguyên liệu thô được săn lùng nhiều hơn bao giờ hết. Lithium rất cần thiết để sản xuất pin và xe điện. Kim loại đất hiếm rất quan trọng đối với thiết bị điện tử, năng lượng sạch và quân sự. Titanium cần thiết trong ngành hàng không, công nghệ vũ trụ và chăm sóc sức khỏe.

Nói tóm lại, các ngành công nghiệp mà sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng và đảm bảo an ninh quốc gia trong những thập kỷ tới đang phải đối phó với sự giới hạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhưng trữ lượng và sản lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên này phân bố không đồng đều, thường tập trung ở các nước như Trung Quốc và Nga. Điều này đã khuyến khích nhiều quốc gia áp dụng một cách tiếp cận chiến lược tích cực, nơi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chuỗi cung ứng trở thành một tài sản địa chính trị. Ví dụ, Trung Quốc không giấu giếm mục tiêu đạt được vị trí dẫn đầu toàn cầu trong hầu hết các ngành công nghệ cao.

Cùng với những cân nhắc này, các tập đoàn công nghiệp đang thay đổi chiến lược của họ. Họ đã bắt đầu phản ứng với tình hình toàn cầu mới bằng cách nỗ lực làm cho chuỗi cung ứng của họ linh hoạt và bền bỉ hơn. Điều này có nghĩa là làm cho chuỗi cung ứng mang tính địa phương hơn. Họ đang tận dụng những cải tiến như nền tảng sản xuất cung cấp khả năng truy cập theo thời gian thực vào nhiều nhà cung cấp hơn và in 3D cho phép sản xuất quy mô nhỏ hơn và phân tán hơn. Điều này đã bắt đầu thúc đẩy hoạt động sản xuất và việc làm của Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Một số công ty cũng đang làm việc để phát triển các nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên chiến lược ở Mỹ. Các chính phủ phương Tây đang chú ý, ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như nghiên cứu và phát triển để hỗ trợ đầu tư và đổi mới trong nước.

Những thay đổi này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới và bổ trợ lẫn nhau. Các chính phủ trên toàn cầu đang tỏ ra hết sức thận trọng và miễn cưỡng nới lỏng vô số các hạn chế được áp dụng để đối phó với đại dịch. Suy cho cùng, Covid-19 sẽ làm gián đoạn nền kinh tế và cuộc sống của chúng ta trong ít nhất hai năm. Nỗi sợ hãi về một đại dịch mới sẽ ảnh hưởng đến hành vi cá nhân và kinh tế trong thời gian dài hơn nữa.

Sự cạnh tranh kinh tế và địa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ thống trị bối cảnh toàn cầu trong những thập kỷ tới. Các nước cũng quay trở lại ưu tiên các mục tiêu kinh tế quốc gia. Truyền thông quốc tế muốn giới thiệu sự trở lại của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa toàn cầu như Tổng thống Joe Biden ở Mỹ và Thủ tướng Mario Draghi ở Ý, trái ngược với xu hướng dân túy được cổ súy bởi Trump và Brexit.

Nhưng sự thật là các chính phủ sẽ vẫn tập trung nhiều hơn vào việc làm và thu nhập trong nước hơn bao giờ hết, đặc biệt là một khi họ cạn kiệt nguồn tài chính hiện tại để duy trì mức sống người dân trong nước.

Cuối cùng, các đổi mới công nghệ đang định hình lại các động lực kinh tế. Khả năng tiếp cận các nền tảng sản xuất, rút ​​ngắn chuỗi cung ứng và tiến gần hơn tới khách hàng tạo ra lợi ích tiết kiệm và hiệu quả quan trọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các công ty hướng tới các phương thức sản xuất linh hoạt, phân tán và nội địa hóa hơn.

Chúng ta có một mong muốn rất tự nhiên, rất con người là sau đại dịch, cuộc sống sẽ trở lại như trước đây. Các nhà hoạch định chính sách nói với chúng tôi rằng áp lực lạm phát và gián đoạn nguồn cung sẽ không còn lâu nữa. Chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi sẽ chỉ giữ lại những thay đổi tích cực của mười lăm tháng qua: sự linh hoạt để làm việc từ bất cứ nơi nào chúng tôi muốn, can đảm để tái tạo lại bản thân. Đừng để bị lừa. Một số thay đổi cấu trúc rất quan trọng đang được thực hiện.

Chuỗi cung ứng sẽ trở nên linh hoạt, kỹ thuật số và bản địa hóa hơn. Các quốc gia sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào việc đảm bảo và phát triển các nguồn nguyên liệu thô quan trọng. Thương mại toàn cầu sẽ vẫn tồn tại trong một đám mây bất ổn nặng nề hơn. Cạnh tranh kinh tế toàn cầu sẽ ngày càng gay gắt. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và đầu tư vào các kỹ năng và cơ sở hạ tầng sẽ rất quan trọng khi khoảng cách giữa người thắng và người thua ngày càng rộng. Toàn cầu hóa sẽ không biến mất. Nó vẫn mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Tuy nhiên, nó sẽ là một trò chơi rất khác, gay cấn hơn và đối đầu hơn. Các công ty sẽ cần phải điều hướng thế giới mới này, sử dụng đổi mới công nghệ để giữ lại một số lợi thế chính của toàn cầu hóa, cùng lúc với việc phải khi hạn chế rủi ro.

Trò chơi kinh tế toàn cầu sẽ rất khác. Hãy làm quen với nó.

Nguồn: OMFIF

Từ khóa: Covid-19, toàn cầu hóa, thương mại

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370329
Go to top