Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpDoanh nghiệp cần lưu ý gì khi giải quyết tranh chấp hợp đồng do Covid-19

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi giải quyết tranh chấp hợp đồng do Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong đó có vấn đề DN đối mặt với nhiều rủi ro về pháp lý, tài chính, bị phạt hợp đồng… Phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất với DN là đàm phán, thương lượng hợp đồng với các đối tác, tránh những xung đột giải quyết bằng pháp lý khi các bên đều bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

1850 Hop dong

Gặp nhiều khó khăn trong thực hiện hợp đồng, thời gian qua nhiều DN có xu hướng lấy dịch Covid-19 làm sự kiện bất khả kháng để lý giải nguyên nhân chậm trễ thực hiện hợp đồng hoặc không thực hiện đúng như cam kết.

Chia sẻ về khó khăn của một dự án ngành sợi có tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, một DN dệt may cho hay, đến nay việc đấu thầu mua sắm thiết bị đã hoàn tất. Tuy nhiên, nhà thầu trúng thầu cho biết, không thể đáp ứng yêu cầu thời hạn giao hàng như cam kết là từ 6 - 9 tháng, mà kéo dài tới 16 tháng, thậm chí tới 22 tháng, với lý do là ảnh hưởng của dịch Covid-19. DN đứng trước nhiều rủi ro về tài chính, thời hạn đưa nhà máy vào khai thác, chậm trễ giao hàng…

Nhiều DN xuất khẩu hàng hóa cũng cho hay thực hiện “3 tại chỗ” thời gian qua đã làm tăng chi phí rất nhiều. Ngoài ra, DN gặp rất nhiều khó khăn trong lưu thông hàng hóa, chứng thư kiểm dịch đến chậm… nhiều DN đã phải chịu phạt hợp đồng xuất khẩu từ đối tác vì chứng từ đến chậm, không kịp giải phóng hàng hóa…

Trong một số trường hợp, DN còn nhận thêm yêu cầu của cơ quan hành chính buộc phải dừng thực hiện hợp đồng để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đơn cử như DN không thể thực hiện được thủ tục với ngân hàng (ngân hàng yêu cầu phải có chứng từ gốc đối chiếu tại quầy giao dịch) do không có giấy đi đường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, dù DN đã nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy đi đường và không được giải quyết trong thời hạn...

Trước rất nhiều khó khăn này của các DN, theo luật sư Phạm Ngọc Hưng- Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh, khi tái khởi động sản xuất kinh doanh sau giãn cách xã hội, DN cần lường trước các tình huống có thể xảy ra, DN có thể là bên vi phạm hoặc là bên bị vi phạm hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, DN có thể lựa chọn cách giải quyết theo hướng thuận tiện và dễ thực hiện hơn là dựa vào quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản để đàm phán điều chỉnh hợp đồng với đối tác. Phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện và hiệu quả nhất là thương lượng hợp đồng, trước khi nhờ bên thứ ba làm trung gian - đưa ra trọng tài để hòa giải hay khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.

Thực tế, thời gian gần đây có nhiều DN tìm đến cơ chế hòa giải, trọng tài để giải quyết những tranh chấp hợp đồng. Nếu như gợi ý hòa giải không thành thì DN có thể áp dụng cơ chế trọng tài, cuối cùng mới đến tòa án. Khi kết quả hòa giải thành công với cam kết thực hiện những nội dung cụ thể, khắc phục những sai sót của hợp đồng đã có, các bên có thể tự nguyện thi hành, hoặc có thể yêu cầu tòa án công nhận kết quả hòa giải đó như một bản án. Khi có văn bản công nhận của tòa án thì cơ quan chức năng có thể cưỡng chế thi hành các thỏa thuận đã cam kết nếu có một bên không thực hiện...

Cùng với quan điểm này, theo luật sư Phạm Đức Thịnh - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, quy định pháp luật về trường hợp áp dụng sự kiện bất khả kháng khá ngặt nghèo. Điều này có thể dẫn đến xung đột trong việc áp dụng khi đối tác nước ngoài của DN có cách hiểu khác về điều kiện áp dụng sự kiện bất khả kháng. Thực tế cho thấy, nhiều hợp đồng vẫn có thể thực hiện được nhưng bị kéo dài thời gian. Vì thế các bên cần thương thuyết hợp đồng nên mở ra hướng để hai bên đàm phán, thỏa thuận lại hợp đồng, điều chỉnh lên, xuống cho phù hợp để cùng chia sẻ rủi ro, duy trì hợp đồng và đối tác làm ăn lâu dài.

Ngoài ra, DN nên dành thời gian, kinh phí để kiểm tra đối tác trước khi ký kết bất cứ một giao dịch nào khác, thận trọng hơn khi đàm phán các điều khoản của hợp đồng và quản lý chặt chẽ việc thực hiện điều khoản hợp đồng đó. Việc xác thực thông tin chính xác về các khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh của đối tác cũng giúp DN đưa ra các quyết định thương thảo hợp lý, chuẩn xác hơn.

Nguồn: Công Thương

Từ khóa: doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp, hợp đồng, Covid-19

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389792
Go to top