Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpChuyển đổi số - cơ hội "sống còn" để doanh nghiệp bứt phá sau "bão" Covid-19

Chuyển đổi số - cơ hội "sống còn" để doanh nghiệp bứt phá sau "bão" Covid-19

chuyen doi so

Chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá sau "bão" Covid-19. Tuy vậy, chuyển đổi số vẫn sẽ là vấn đề khó đặt ra với đại đa số doanh nghiệp.

Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc kinh doanh hoạt động trực tuyến là cơ sở để có thể tồn tại, phát triển. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp nhận định trong giai đoạn vừa qua khi thực hiện giãn cách xã hội, mọi hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ và dù rất nỗ lực, doanh số của đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm mạnh với bình thường. 

Trong bối cảnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 việc tiếp xúc và đi lại bị hạn chế, theo đó, chuyển đổi số được coi là giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tồn tại, đồng thời doanh nghiệp chỉ có một sự lựa chọn là chuyển đổi số, hoạt động trên môi trường trực tuyến, nếu không muốn bị thị trường loại bỏ. 

Thực tế, nhờ các ứng dụng số, doanh nghiệp có thể duy trì quảng bá sản phẩm, ký kết hợp đồng. Trừ hoạt động sản xuất, các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng có thể duy trì trên môi trường trực tuyến. Dịch Covid-19 còn được coi là cơ hội để doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tối ưu hóa việc quản trị, điều hành. Tuy nhiên, mặc dù nói nhiều về chuyển đổi số, nhưng chuyển đổi như thế nào, bắt đầu từ đâu thì không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cũng biết và vẫn là một "bài toán" khó giải đối với nhiều doanh nghiệp khi thiếu về tài chính, nguồn lực con người,...

Theo Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Phú Tiến thông tin, từ đầu năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx). Một trong những hoạt động chính của Chương trình SMEdx là lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để giới thiệu cho cộng đồng doanh nghiệp vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể của đơn vị, từ đó giúp doanh nghiệp từng bước thay đổi tư duy, tham gia hiệu quả vào thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và hoàn thiện quốc gia số.

Cũng theo ông Nguyễn Phú Tiến, ngay tại thời điểm khởi động Chương trình SMEdx đã có 15 doanh nghiệp cung cấp nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số tham gia. Đến nay, đã có 20 đơn vị cung cấp, với 24 nền tảng chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là hơn 10.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng chuyển đổi số này.

Bàn luận xoay quanh những vấn đề này nhiều chuyên gia nhận định, mặc dù thách thức từ phía trước là không nhỏ, song cơ hội cũng rất lớn, vì vậy doanh nghiệp cần trang bị cho mình những công cụ mạnh mẽ hơn để bứt phá và chuyển đổi số được coi là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp phát triển.

Theo ông Nguyễn Đình Thắng - Phó chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam từng phân tích, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, Việt Nam sở hữu sáu lợi thế chính. Các lợi thế này gồm nhận thức và chủ trương đúng, kịp thời của Đảng và Chính phủ; ý chí và khát vọng của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, con người Việt Nam; không bị áp lực và tổn thất lớn do phải chuyển đổi mô hình cũ, công nghệ cũ; hạ tầng công nghệ thông tin và tỷ lệ sử dụng công nghệ phát triển rất nhanh; nguồn nhân lực trẻ, thông minh, ham học hỏi, sáng tạo và có khát vọng làm giàu; điều kiện tốt về vị thế chính trị ổn định, dân số, địa lý, khí hậu, tài nguyên...

Tuy nhiên, chúng ta đối mặt với những khó khăn, thách thức và cần phải phát huy sức mạnh, ưu điểm để thực hiện chuyển đổi số. Theo ông Thắng, để thúc đẩy nhanh quá trình này, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện 3M, ngoài ra, doanh nghiệp phải chú ý quản trị rủi ro trong quá trình chuyển đổi số, từ rủi ro chiến lược, pháp lý, hoạt động, công nghệ, tài chính đến nguy cơ gian lận. Triển khai ứng dụng công nghệ số hóa hướng tới phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Bàn về những rào cản của việc ứng dụng chuyển đổi số, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, chuyển đổi số không phải vấn đề mới, song trên thực tế vẫn còn khá nhiều tổ chức e ngại, chưa dám bước ra khỏi giới hạn an toàn để thay đổi. Họ không nghĩ rằng đầu tư cho chuyển đổi số là để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, chi phí ứng dụng công nghệ số vẫn còn cao, thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số, sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp và đặc biệt là thiếu thông tin công nghệ số, thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng... đang là những rào cản lớn nhất hiện nay.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, chuyển đổi số hiện nay không phải chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn mà bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đơn cử như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là sân chơi của các “ông lớn”. Nhưng từ khi có Internet và thương mại điện tử thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ đã có cơ hội kinh doanh để vươn ra thị trường thế giới.

Còn theo ông Nguyễn Tất Thịnh, chuyên gia về chuyển đổi số doanh nghiệp, trước khi chuyển đổi số, bản thân nội bộ doanh nghiệp cần phải chuyển đổi nền tảng giao tiếp giữa các nhóm, phòng ban về phương thức liên hệ, làm việc… Doanh nghiệp có công nghệ nhưng không có năng lực kỹ thuật số như: kỹ năng làm việc trong môi trường số, tư duy số của lãnh đạo doanh nghiệp; xây dựng văn hóa kỹ thuật số và những nhận thức, khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động của đơn vị mình… thì cũng sẽ rất khó thành công.

Nguồn: Thương trường

Từ khóa: chuyển đổi số

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391389
Go to top