Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpLàn sóng Covid-19 thứ 4 chưa dứt, gần 80 nghìn DN rút khỏi thị trường

Làn sóng Covid-19 thứ 4 chưa dứt, gần 80 nghìn DN rút khỏi thị trường

dn3

Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19. Nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu trầm trọng nguồn tiền để chi trả lương, bảo hiểm, vốn vay, chi phí thuê mặt bằng...

Đóng cửa, ngừng hoạt động

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang rút lui khỏi thị trường. Trong đó, doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có quy mô vốn 20-50 tỷ đồng tăng 45,3%, quy mô vốn 50-100 tỷ đồng tăng 23,4%, quy mô vốn trên 100 tỷ đồng tăng 32,3%.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 khó khăn lớn các doanh nghiệp đang phải đối mặt, đó là: thiếu hụt dòng tiền; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng; lưu thông hàng hóa bị cản trở; tạm dừng sản xuất tại các khu công nghiệp; khó tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ.

Sở Công Thương Cần Thơ thông tin, có khoảng 9.800 trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch. Tính riêng tại các khu công nghiệp ở Cần Thơ, có 1.030 trong tổng số 1.090 doanh nghiệp phải tạm đóng cửa, chiếm 94,5%. Hơn 65.000 lao động phải tạm nghỉ. Trong khi đó, bên ngoài khu công nghiệp, chỉ còn 6 doanh nghiệp có trên 100 lao động và 34 doanh nghiệp có dưới 100 lao động duy trì được hoạt động cầm chừng.

Một số doanh nghiệp tại Cần Thơ đóng cửa hơn một tháng qua mô tả tình trạng của họ: "chúng tôi có nguy cơ phá sản và sắp chết rồi, chứ nói là khó khăn thì vẫn còn nhẹ".

Tỉnh Bình Dương là địa phương có tỷ lệ nhiễm Covid-19 rất cao, chỉ sau TP.HCM, với gần 50.000 ca trên 2,5 triệu dân, có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và phải dừng hoạt động, nhất là tại các khu công nghiệp.

Thống kê của Cục Hải quan Bình Dương về số lượng tờ khai hải quan từ ngày 15/7-15/8 cho thấy sự sụt giảm tới 42% và kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm trên 32% so với tháng trước đó. Hàng năm, có trên 2.000 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động, làm thủ tục tại Cục Hải quan Bình Dương. Tuy nhiên, theo thống kê, trên 600 doanh nghiệp trong số này phải ngừng hoạt động từ giữa tháng 7.

Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính từ ngày 10/6/2020 đến nay, tại 14 tổ chức tín dụng lớn, có khoảng 600.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nếu tính trên toàn hệ thống, số dư nợ còn lớn hơn rất nhiều. Nhiều khoản nợ giải ngân từ thời điểm đó  đến nay có khả năng bị chuyển thành nợ xấu.

Khó khăn kéo dài

Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, ngành nhựa có gần 3.000 doanh nghiệp với hơn 300.000 lao động trên cả nước, trong đó 70% doanh nghiệp hoạt động tập trung tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hơn 50% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, khiến doanh thu không có hoặc giảm mạnh.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội khảo sát nhanh gần 1.500 doanh nghiệp thành viên trên địa bàn TP trong tháng 6/2021 cho thấy, chỉ có 1,41% hoạt động tốt trong dịch bệnh, trong khi đó có tới trên 57% hoạt động cầm chừng và 2,6% tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể.

Theo các doanh nghiệp, khó khăn lớn là không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra do bị ách tắc tại khâu lưu thông, vận chuyển; thiếu nguyên vật liệu đầu vào; giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng; phát sinh các chi phí thực hiện chống dịch; tiền thuê đất cao và thay đổi liên tục.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đang trong tình trạng kiệt quệ, đứt nguồn tiền, bởi thiệt hại quá lớn. Chỉ riêng chi phí xét nghiệm thôi cũng rất khủng khiếp. Chẳng hạn, một công ty có 150 lái xe, hàng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Việc này ước tính gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày cho các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.

Theo các hiệp hội ngành hàng, nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu trầm trọng nguồn tiền để chi trả lương, bảo hiểm, vốn vay, chi phí thuê mặt bằng,... Trong khi doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động thì không có nguồn thu, còn doanh nghiệp vẫn hoạt động thì đối mặt với các chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng, giá bán giảm. Ngoài ra, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương rất khó khăn, nhất là các tuyến ra cảng biển, do phương án kiểm soát phòng dịch không thống nhất trên cả nước

Trước tình hình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị thành lập tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tổ công tác đặc biệt sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thiếu hụt dòng tiền, giá thành sản xuất hàng hóa tăng, lưu thông hàng hóa khó khăn, tình trạng dịch bùng phát tại các khu công nghiệp và việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Nguồn: Vietnamnet

Từ khoá: khó khăn, dịch bệnh, giải thể, kiệt quệ, đứt nguồn tiền, chính sách hỗ trợ 

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387970
Go to top