Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpChính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 1: Chưa phát huy chưa đồng đều

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Bài 1: Chưa phát huy chưa đồng đều

ttxvn 1201 kinh te

TTXVN thực hiện chùm bài Tăng hiệu quả liều thuốc "đặc trị" hỗ trợ doanh nghiệp ghi nhận tiếng nói từ thực tế và những vướng mắc trong triển khai các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Đại dịch COVID-19 đã trở thành biến cố bất ngờ nhất đối với nền kinh tế toàn cầu; trong đó, có Việt Nam.

Trong bối cảnh ấy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh, bao gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng và an sinh xã hội…

Cụ thể như Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19... cùng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện ở từng lĩnh vực cụ thể, từng bộ, ngành và địa phương trên khắp cả nước.

Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới và quý I/2021 ở mức gần 5% cho thấy tác dụng của "liều thuốc" đặc trị.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế gói chính sách vẫn chưa thực sự phủ rộng đến cộng đồng doanh nghiệp.

TTXVN thực hiện chùm bài Tăng hiệu quả liều thuốc "đặc trị" hỗ trợ doanh nghiệp ghi nhận tiếng nói từ thực tế và những vướng mắc trong triển khai các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Bài 1: Chính sách phát huy chưa đồng đều

Mặc dù kinh tế 4 tháng đầu năm của Việt Nam tăng khá tích cực với các chỉ số về tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt là phát triển doanh nghiệp có sự khởi sắc trở lại nhưng các ca COVID-19 đang có nguy cơ lan rộng ra các địa phương từ cuối tháng 4 đến nay đang cảnh báo những bất lợi trong phát triển kinh tế.

Thêm một lần nữa, cộng đồng doanh nghiệp lại đối mặt với khó khăn. Trong khi đó, các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành từ năm 2020 tuy đã phát huy những tác dụng nhưng thực tế vẫn chưa triển khai đồng đều nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho cộng đồng doanh nghiệp.  

*Hiệu quả chưa như kỳ vọng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua 4 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 44,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 627,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% về số doanh nghiệp và 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.

Trung bình mỗi tháng có gần 15,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Song ở thời điểm này, cũng đã có 51,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, chờ làm thủ tục giải thể và đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 12,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Ghi nhận và đánh giá cao việc Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, trong vòng một năm qua, các gói hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với giá trị khoảng 73,1 nghìn tỷ đồng hay gần 5 nghìn tỷ đồng được hồi tố, hoàn trả lại cho các doanh nghiệp và gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng trị giá 36,6 nghìn tỷ đồng... đã phần nào "cấp cứu" và vực đỡ không ít doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn của đại dịch.

Tuy nhiên, đó chưa phải là bức tranh tổng thể; chưa thể thấy rõ sự thẩm thấu và hiệu quả chính sách được phát huy trong đời sống thực tiễn của doanh nghiệp khi có đến khoảng 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát của VCCI phản ánh đã không nhận được gói hỗ trợ COVID-19 lần thứ nhất của Chính phủ?

Ông Tô Trung Thành, Chuyên gia nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân phân tích, việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng dành cho người lao động bị giãn, hoãn hoặc mất việc do ảnh hưởng của đại dịch cũng chưa phát huy hết hiệu quả khi chỉ mới hỗ trợ được khoảng 16 triệu người, với tổng số tiền giải ngân chỉ đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 19%.

Đặc biệt, những người được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động có bảo hiểm, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, lao động chịu tác động mạnh nhất là người lao động tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được gói hỗ trợ này.

Hay như đối với gói hỗ trợ tín dụng của ngành ngân hàng cũng cho thấy còn nhiều bất cập ở khâu thực thi, khi doanh nghiệp muốn tiếp cận phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ.

Với các thủ tục này, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm cần hỗ trợ nhất nhưng cũng là nhóm khó tiếp cận chính sách…

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) từng phối hợp với một số tổ chức nghiên cứu đánh giá tác động và hiệu quả của chính sách và khả năng hấp thụ nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, chính sách liên quan đến việc gia hạn nộp thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp có tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ cao nhất, tiếp đến là gia hạn tiền thuê đất và chính sách không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất như điện, nước, xăng….

Ngược lại, một số chính sách như đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn không có doanh nghiệp nào được hỗ trợ...

Lý do bởi 54,6% ý kiến cho rằng khó tiếp cận hỗ trợ vì họ không đủ năng lực đáp ứng các điều kiện để nhận được hỗ trợ; gần 26% doanh nghiệp không biết đến các chính sách hỗ trợ và gần 15% doanh nghiệp cho rằng quy trình, thủ tục hỗ trợ còn quá phức tạp nên không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ...

* Rút ngắn khoảng cách từ chính sách tới thực thi

Lý giải cho việc khó tiếp cận nguồn lực tài chính từ ngân hàng và hiệu quả hấp thụ vốn chưa cao ở số đông doanh nghiệp, ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay như hiện nay đã thấp hơn nhiều so với trước khi dịch bệnh xuất hiện để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân vay vốn.

Nếu doanh nghiệp nói khó tiếp cận vốn thì chủ yếu do chưa đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Một số khách hàng, doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt nhưng không có nguồn vốn tự có, ngân hàng sẽ rất khó để cho vay.

Hoặc khách hàng muốn kinh doanh, khởi nghiệp nhưng phương án kinh doanh thiếu hiệu quả, rủi ro cao thì ngân hàng cũng phải cân nhắc.

Có thể lấy ví dụ như trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, khách hàng lên phương án vay vốn để mua xe vận tải hoặc xây khách sạn, đều là những phương án kinh doanh được đánh giá là có tính rủi ro cao tại thời điểm này, ngân hàng sẽ phải rất thận trọng khi xét duyệt.

Ngoài ra, dù pháp luật không quy định bắt buộc phải có tài sản thế chấp khi vay, nhưng trong khi thị trường còn đang nhiều rủi ro thì với các khách hàng mới hoặc khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro cao, ngân hàng vẫn yêu cầu cần có tài sản thế chấp...

Không đồng quan điểm này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) cho rằng, việc hỗ trợ chỉ được coi là thành công, có hiệu quả khi doanh nghiệp nhận được những chính sách bằng các tác động trực tiếp và cụ thể.

Nếu chính sách được xây dựng mà khó thực hiện thì không có tác động tốt đến doanh nghiệp. Ngược lại, còn làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp về việc đồng hành của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

Vì vậy, ông Tuấn đề nghị, các bộ, ngành liên quan cần có thêm những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện nhận hỗ trợ theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp.

Song song đó, cần cải thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.

Ông Trần Long, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khuyến nghị, BIDV đang triển khai chương trình chuyển đổi số cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các công ty về giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) để kết nối cung cấp các phần mềm kế toán, quản trị, tặng miễn phí các phần mềm này cho doanh nghiệp.

Đồng thời, thông qua các diễn đàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, kết nối, hình thành mạng lưới với các đối tác, từ đó học hỏi, nâng cao kỹ năng năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Theo các chuyên gia, việc ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ đã động viên tinh thần đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện một thông điệp tích cực về sự đồng hành từ Chính phủ đã được lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trước diễn biến dịch COVID-19 đang có nguy cơ lan rộng như hiện nay, các chính sách hỗ trợ nên “đúng, trúng, đủ” và mang tính dài hạn hơn giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng khả năng chống chịu với các “cú sốc” trong tương lai, không chỉ là dịch bệnh./.

Nguồn: TTXVN/BNews

Từ khóa: quy trình thực hiện, cải thiện môi trường, giải pháp công nghệ, thông điệp tích cực

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370325
Go to top